Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

VietBank tài trợ vốn cho Tập đoàn Dệt may Việt nam

(Vay thế chấp) - Vinatex sẽ đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng từ nguồn tiền tài trợ của ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ tín dụng nhằm thúc đẩy, xây dựng chuỗi sản xuất và cung ứng hàng hóa cho tập đoàn vào ngày 18/6.

Thông qua thỏa thuận hợp tác, VietBank sẽ tài trợ vốn cho các công ty liên kết, công ty con trong phương án liên kết với Vinatex đáp ứng đầy đủ điều kiện cho vay với lãi suất cho vay ưu đãi cùng thời gian vay phù hợp.


Ông Dương Ngọc Hòa - Chủ tịch HĐQT VietBank khẳng định ngân hàng xem việc hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường hoạt động, tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi… là ưu tiên hàng đầu.

"Sau lễ ký kết chúng tôi sẽ áp dụng các chính sách ưu đãi tối đa về tỷ giá, lãi suất, phí dịch vụ cho Vinatex cũng như các công ty liên kết, công ty con trong phương án liên kết với Vinatex. Đặc biệt gần 85.000 người lao động làm việc tại Vinatex cũng sẽ được tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính của VietBank", ông Hòa nhấn mạnh.

Còn lãnh đạo Vinatex kỳ vọng thỏa thuận hợp tác toàn diện này sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh dệt may Việt Nam. Với nguồn vốn tài trợ, Vinatex sẽ chủ động đầu tư mạnh mẽ vào máy móc thiết bị, nhà xưởng, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh để hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, giúp tạo giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho tập đoàn.

Minh Trí - vnexpress

Thêm 4.000 tỷ đồng cho người nghèo vay

(Vay thế chấp) - Hạn mức tối đa một hộ nghèo có thể vay cũng được Chính phủ nới từ 30 triệu lên 50 triệu đồng theo quyết định mới.

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định số 899 bổ sung kế hoạch tín dụng năm 2015 của Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này tăng từ 6,5% lên mức 10% (tăng 11.600 tỷ đồng so với đầu năm 2015). Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, dư nợ cho người nghèo, các đối tượng chính sách sẽ tăng thêm hơn 4.000 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội sẽ đạt mức trên 141.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, mức cho vay tối đa một hộ nghèo được tăng từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng một hộ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 22/6.

Ngân Hà -vnexpress

Nam A Bank hỗ trợ người mua nhà vay ưu đãi

(Vay thế chấp) - Người mua căn hộ cao cấp Diamond Bay Resort II tại TP Nha Trang được vay vốn đến 70% tổng giá trị căn hộ với lãi suất từ 0% năm đầu tiên, thời gian vay tối đa 20 năm và thế chấp bằng chính căn hộ mua. 

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Hoàn Cầu về việc hỗ trợ gói vay ưu đãi dành cho khách hàng mua căn hộ cao cấp Diamond Bay Resort II tại TP Nha Trang.


Diamond Bay Resort II nằm trong quần thể Diamond Bay City - thành phố nghỉ dưỡng trên biển được đầu tư 4 tỷ USD bởi Tập đoàn Hoàn Cầu. Dự án được xây dựng trên khuôn viên gần 10,8ha, ngay mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành, TP Nha Trang, gần bãi biển Nhũ Tiên, nằm giữa sân golf 18 lỗ và khu Diamond Bay Resort & Spa hiện hữu của quần thể du lịch nghỉ dưỡng Diamond Bay City, cách sân bay Cam Ranh 22km.

Ông Vũ Đức Thực - quyền Giám đốc Nam A Bank Hà Nội cho biết, ngoài việc ưu đãi lãi suất, ngân hàng còn tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà với các thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng.

"Chúng tôi cam kết đảm bảo thanh toán nghĩa vụ phát sinh thay cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư không giao nhà đúng tiến độ", ông Thực nhấn mạnh.

Trong đợt mở bán căn hộ Diamond Bay Resort II lần hai vào ngày 21/6 tại Hà Nội, Tập đoàn Hoàn Cầu đưa ra giá bán căn hộ từ 1,2 tỷ đồng (chưa VAT) cùng nhiều ưu đãi như tặng gói trang trí nội thất trị giá từ 150 triệu đến 200 triệu đồng, tặng kỳ nghỉ miễn phí gồm vé máy bay khứ hồi, dịch vụ đưa đón limousine, đêm nghỉ tại Diamond Bay City. Ngoài ra còn có cặp vé tham dự đêm chung kết Hoa hậu Hoàn Vũ 2015 diễn ra tại Diamond Bay City, thẻ đồng thương hiệu Diamond Bay City - Nam A Bank có hạn mức 5% giá trị căn hộ và nhiều quyền lợi khác.

 Minh Trí - vnexpress



Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

"Thách thức kép" trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

(Vay thế chấp) - Theo số liệu thống kê, sau 4 năm (2011 - 2014) cả nước mới cổ phần hóa được 242 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đạt 56% so với kế hoạch đề ra; số còn lại 289 DN, chiếm gần một nửa (44%) số DN phải hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015.

Đây là một áp lực lớn, bởi mục tiêu này đang gặp phải “thách thức kép”: Vừa phải hoàn thành tiến độ và kế hoạch cổ phần hóa, vừa phải đảm bảo chất lượng cổ phần hóa, trong đó nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cổ phần hóa là tạo ra động lực mới nhờ đổi mới quản trị DN (quản trị DN) và sự đột phá do có sự tham gia của nhân tố nhà đầu tư - cổ đông chiến lược.

Theo phân tích của các chuyên gia, việc cổ phần hóa chậm, chưa đúng với lộ trình, chưa bảo đảm tiến độ, còn nhiều đối tượng DN quy mô lớn chưa cổ phần hóa do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó chủ yếu là tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi đã ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa. Số lượng DN cổ phần hóa được trong 4 năm 2011, 2012, 2013, 2014 từ rất ít đến tăng dần (tương ứng các năm là 12, 13, 74, 143 DN).


Một mặt, kinh tế vĩ mô không thuận lợi, kinh tế suy giảm ảnh hưởng rất lớn đến cầu của thị trường, từ đó ảnh hưởng đến IPO các DN cổ phần hóa. Mặt khác, trong những năm này Chính phủ và các bộ, ngành tập trung nhiều nỗ lực vào điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, vì thế cũng ảnh hưởng đến các nỗ lực thực hiện cổ phần hóa và tiến độ cổ phần hóa.

Cho đến nay, cổ phần hóa chủ yếu tiến hành đối với các DNNN quy mô nhỏ để giảm mạnh số lượng DNNN. Số DNNN còn lại chưa cổ phần hóa và sẽ cổ phần hóa tiếp là những DNNN quy mô lớn, chủ yếu là tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Việc cổ phần hóa các DNNN quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế và tổng công ty khó tiến hành hơn vì có nhiều vấn đề hơn DNNN nhỏ. DN lớn như các tập đoàn kinh tế và tổng công ty buộc phải tái cơ cấu lại trước khi cổ phần hóa, như: Phải sắp xếp lại sản xuất, tái cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh, thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính, cơ cấu lại tổ chức, bộ máy, cán bộ, lao động..., nên đã ảnh hưởng đến tiến độ, lộ trình cổ phần hóa.

Một lý do nữa không thể bỏ qua là bài toán lợi ích giữa chưa cổ phần hóa và cổ phần hóa, thời điểm tiến hành cổ phần hóa đối với DN và đối với cá nhân của những người đứng đầu, người lãnh đạo, quản lý DN. Đây là một lý do làm chậm quá trình cổ phần hóa. Ngoài ra, việc cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước cũng đang phải đối diện với không ít những vấn đề, như: tình trạng DN sau cổ phần hóa vẫn chưa thoát ra khỏi phương thức hoạt động của DNNN cũ, vẫn chưa đột phá mạnh về tư duy, hành động trong quản trị, điều hành, năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, tính công khai, minh bạch, khó tìm được cổ đông chiến lược, cách lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, vai trò cổ đông nhà nước bị quá lạm dụng hoặc trong trình trạng chỉ giữ vai trò như người giữ vốn nhà nước.

Mục tiêu cổ phần hóa, ngoài việc đa dạng hoá sở hữu, giảm tính độc tôn của sở hữu nhà nước, là chuyển DNNN thành DN cổ phần với cấu trúc quản trị hiện đại, đồng thời sau cổ phần hóa tiếp tục cải thiện quản trị DN theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế quản trị DN tại các DN chuyển từ DNNN thành công ty cổ phần nhìn chung chưa có nhiều chuyển biến, thay đổi rõ rệt. Trong khi, sự phân biệt rạch ròi giữa 2 loại thoái vốn là chưa có. Cụ thể là, chưa xác định rõ tính chất, mục tiêu, thẩm quyền quyết định đối với từng loại thoái vốn. Vẫn còn tình trạng đánh đồng giữa thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương tái cơ cấu DNNN và thoái vốn để tiếp tục cổ phần hóa DN có vốn nhà nước ở giai đoạn sau cổ phần hóa.

Để giải bài toán trên, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc đổi mới nhận thức về cổ phần hoá và tư nhân hoá thì điều quan trọng là không nên chạy theo tiến độ cổ phần hóa bằng mọi giá. Theo kế hoạch đưa ra là 2 năm 2014 - 2015 phải cổ phần hóa 432 DNNN. Năm 2014 đã cổ phần hóa 143 DN, số còn lại của năm 2015 là 289 DN, đây là con số cao hơn rất nhiều so với bình quân năm ở các giai đoạn 2011 - 2015. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái và mới dần chuyển sang phục hồi thì kế hoạch cổ phần hóa này là rất tham vọng cả về con số DN cổ phần hóa và tiến độ thực hiện.

Có một số lý do để có thể xem xét lại kế hoạch và tiến độ cổ phần hóa năm 2015: (i) Số lượng DN đưa vào kế hoạch cổ phần hóa năm 2015 cao hơn rất nhiều so với trung bình hàng năm của giai đoạn 2011 - 2014 khi kinh tế suy thoái mạnh và chỉ mới bắt đầu phục hồi chậm. Nhìn từ số liệu DN cổ phần hóa trong 3 năm 2011 - 2013 cho thấy, kinh tế suy giảm sâu đã ảnh hưởng rất lớn đến cầu của nền kinh tế, từ đó có ảnh hưởng đến lượng cổ phần IPO hay bán ra được từ các DN cổ phần hóa. Trong bối cảnh đó, việc cổ phần hóa là không thật có lợi nhìn từ phía cung là DNNN và Nhà nước; (ii) Cổ phần hóa trong bối cảnh tái cơ cấu đòi hỏi tiến hành tái cơ cấu DN trước - một giai đoạn cần thiết trước khi cổ phần hóa. Cần dành thời gian cho tái cơ cấu DN thay vì chạy theo tiến độ, hoàn thành cổ phần hóa ngay; (iii) Điều quan trọng đối với DN cổ phần hóa không phải chỉ là hoàn thành cổ phần hóa, đăng ký DN thành công ty cổ phần, mà chủ yếu ở việc cải thiện quản trị DN, hiện đại hóa DN để tăng sức cạnh tranh. Điều này cũng cần có nhiều thời gian hơn.

Bên cạnh đó, cần thay đổi quan điểm và cách tiếp cận cổ phần hóa trong tái cơ cấu DNNN. Cách tiếp cận cơ cấu lại DNNN và cổ phần hóa là chuyển mạnh sang áp dụng các biện pháp tái cấu trúc có tính thị trường nhưng cũng nên sử dụng quyền lực của chủ sở hữu một cách đúng đắn và minh triết. Đó là, thực hiện các biện pháp tạo lập, kích thích, nuôi dưỡng, phát triển những yếu tố thị trường trong loại bỏ hay tiếp tục duy trì DNNN. Đồng thời, tạo sức ép hành chính đối với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu không đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu, cổ phần hóa.

Đối với các DNNN quy mô lớn như tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoạt động trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, việc cổ phần hóa cần phải có sự lựa chọn và các bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước cũng như định hướng phát triển kinh tế của Đảng. Việc cổ phần hóa không thể thực hiện ồ ạt ngay từ thời điểm cổ phần hóa mà phải được tiến hành theo nhiều giai đoạn phù hợp với kế hoạch và lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn nhà nước. Hay nói cách khác, cần có những hướng dẫn cụ thể và các bước triển khai thận trọng khi cổ phần hóa các DNNN quy mô lớn, tổng công ty hoạt động trong những ngành, lĩnh vực quan trọng.

Đồng thời, cần xem xét điều chỉnh lại cách thức thoái vốn đầu tư ngoài ngành hiện nay theo một số nguyên tắc: Nhà nước chỉ nên đưa ra chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành và đưa ra một số nguyên tắc chung căn cứ vào đó để DN áp dụng; không nên quy định cụ thể tỷ lệ % thoái vốn, vì như vậy là can thiệp sâu vào DN, trái với nguyên tắc thị trường và thể chế thị trường chúng ta đang xây dựng và hướng tới. Nhà nước chỉ hành xử trên tư cách và với tâm thế của nhà đầu tư, cổ đông nhà nước, thực hiện quyền của nhà đầu tư, cổ đông nhà nước không phải với tư cách cơ quan quản lý nhà nước. Không nên chuyển tải ý chí Nhà nước bằng các quy định có tính quy phạm pháp luật có hiệu lực chung.

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành cần căn cứ đặc điểm của từng DN, chủ yếu là hiệu quả đầu tư trong và ngoài ngành; tiềm lực tài chính DN; triển vọng ngành kinh doanh chính; sản phần ngành kinh doanh chính ở giai đoạn nào, nếu ở giai đoạn thoái trào thì cần xem lại chính sách thoái vốn ngoài ngành kinh doanh chính, để chuyển sang đầu tư ngành kinh doanh chính mới triển vọng hơn. Đối với DN đang kinh doanh có hiệu quả ở cả ngành kinh doanh chính và ngoài ngành kinh doanh chính thì quyền quyết định thoái vốn đầu tư ngoài ngành cần trao cho bộ máy quản trị, điều hành của DN căn cứ theo tín hiệu thị trường.

Theo Thông tin Tài chính

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Ngân hàng Nhà nước có “chơi đẹp” với tỷ giá?

(Vay thế chấp) - “Hôm nay tỷ giá có thể tăng nhẹ, nhưng thị trường vẫn tự cân đối được cung - cầu”...

Sáng 12/6, VnEconomy có cuộc trò chuyện với một lãnh đạo vụ chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước. Nội dung chính xoay quanh diễn biến của tỷ giá USD/VND.

“Hôm nay tỷ giá có thể tăng nhẹ, nhưng thị trường vẫn tự cân đối được cung - cầu. Thậm chí hôm trước xuất hiện một nhu cầu lớn, diễn biến vẫn êm”, lãnh đạo chuyên trách trên trả lời khi được hỏi thị trường đang giao dịch như thế nào.


Thị trường đang tự dưỡng

Cuối chiều cùng ngày, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại nhích nhẹ 10 VND.

Vì sao có dự tính trên? Lý giải sau đó tưởng như không liên quan, có lẽ cũng không có kiểu ảnh hưởng này trong các mô hình phân tích hay dự báo nào đó.

Trong ngày, lãnh đạo khối nguồn của các ngân hàng thương mại cùng hẹn tham gia một diễn đàn chuyên đề. Lãnh đạo vụ chuyên trách trên giải thích, vì vắng mặt trên thị trường, nên trước đó họ đã chủ động đóng vị thế các giao dịch cần thiết, thị trường sau đó tạm thiếu vắng các quyết định lớn và giao dịch hạn chế đi, các quyết định tạo cung lớn có thể tạm vắng dẫn đến tỷ giá tăng.

Tỷ giá nhích lên, song trong tuần ổn định vừa qua, thị trường vẫn tự dưỡng được. Thậm chí giữa tuần xuất hiện một nhu cầu lớn, đến từ ngạch dầu khí, quy mô 25 triệu USD, những không gây sóng sánh và Ngân hàng Nhà nước không phải can thiệp.

Nhưng trước đó hoạt động bán ra ngoại tệ để bình ổn đã phải triển khai. Áp lực đối với bình ổn tỷ giá USD/VND thể hiện khá rõ.

Giống với những năm gần đây, dư thừa tiền đồng luôn ám ảnh tỷ giá. Tháng 5 và đầu tháng 6, trong khi trái phiếu Chính phủ liên tiếp đấu thầu thất bại, thì lượng trái phiếu và tín phiếu đáo hạn dồn về, quy mô cỡ 100.000 tỷ đồng. Dư vốn, nhà kinh doanh thường tìm đến những nơi sóng sánh…

Đồng thời, tại một số thời điểm, cung - cầu có biểu hiện mất cân đối. Nhà điều hành bán ra. Nói một cách dân dã, hành động này có thể xem là “chơi đẹp”.

Bởi vì sau khi đưa ra thông điệp không tiếp tục phá giá VND cho đến hết năm, thị trường chờ đợi hiện thực giữa nói và làm. Ngân hàng Nhà nước bán ra, thể hiện bằng nguồn lực bình ổn cụ thể chứ không chỉ ở lời nói nữa.

Nhưng mức độ “chơi đẹp” đến đâu? Thông tin phản ánh trên thị trường gần đây cho biết, các ngân hàng thương mại đăng ký mua 500 triệu USD, nhưng Ngân hàng Nhà nước chỉ bán ra 200 triệu USD.

Lãnh đạo vụ chuyên trách trên cho VnEconomy biết, không có chênh lệch cung - cầu lớn như vậy.

“Cũng có thể có tình huống, khi thấy Ngân hàng Nhà nước bán ra, tỷ giá giảm và các ngân hàng thương mại nhận thấy có thể mua được trên liên ngân hàng giá thấp hơn từ nhà điều hành, nên họ rút nhu cầu. Nhưng, ngay cả không rút, nếu có đơn đăng ký mua vẫn được đáp ứng. Bởi vì đã can thiệp là phải triệt để, đáp ứng đầy đủ và quyết liệt, còn nếu nửa vời thì sẽ còn khó khăn hơn”, vị lãnh đạo trên nêu quan điểm.

Ông cũng cho rằng, hai tuần qua tỷ giá khá ổn định, một phần cũng do nó đang có được một điểm cân bằng khá hợp lý trong các cân đối, nhất là với lãi suất trong tính toán của các ngân hàng thương mại, cũng như với trạng thái vốn “đô” - “đồng”…

“Chơi đẹp” để giữ niềm tin

Khi Ngân hàng Nhà nước “chơi đẹp”, các thành viên thị trường sẽ có niềm tin. Như lúc này, mốc giá 21.820 VND là chốt chặn mà nhà điều hành căn bán ra để bình ổn, họ nhìn vào đó.

Khi các thành viên thị trường có niềm tin, họ sẽ bán ra ngoại tệ cho khách hàng, ngay cả khi trạng thái âm. Vì họ tin có Ngân hàng Nhà nước bán ra hỗ trợ khi cần cân đối trạng thái. Kinh nghiệm này đã được đúc rút trong thử thách nổi bật năm ngoái, nhà điều hành đã bán ra cỡ khoảng 1 tỷ USD giúp hệ thống cân đối trạng thái và tỷ giá sau đó nhanh chóng hạ nhiệt.

Ngược lại, khi không “chơi đẹp” và các ngân hàng thương mại thiếu niềm tin, họ có thể tăng cường phòng thủ bằng đóng bớt trạng thái qua hạn chế bán ra cho khách hàng và tăng mua vào, hiệu ứng cầu càng lớn. Thậm chí, khi thiếu niềm tin, không loại trừ cả những trường hợp nâng trạng thái ngoại tệ để đầu cơ.

Trong nhiều trường hợp, chí phí để lấy lại niềm tin có thể lớn hơn nhiều so với lợi thế đã có và giữ nó.

Với các doanh nghiệp, khi quãng định hướng giữ ổn định tỷ giá được khẳng định đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước thể hiện sự quyết liệt để đảm bảo, thì họ bớt đi thời gian và nguồn lực phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong ngắn hạn; thời gian và nguồn lực đó được dùng cho việc khác. Các ngân hàng thương mại cũng vậy.

Dĩ nhiên, rủi ro tỷ giá đường xa vẫn không thể lơ là.

Trong ngắn hạn, sự ổn định được nhà điều hành cam kết giữ. Nhưng trong trung dài hạn, như từ năm 2016, các tính toán vĩ mô tạm thời vẫn để ngỏ. Và trong tính toán này, có một điểm mới đáng chú ý.

Đó là, mới đây, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước đưa ra 6 lý do không tiếp tục phá giá VND, mà lý do thứ 5 cần được để mắt.

Cụ thể, lý do thứ 5 dẫn một tham chiếu lần đầu tiên xuất hiện trong các thông điệp điều hành những năm gần đây: “Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia IMF trong thời gian qua cũng cho thấy tỷ giá VND/USD hiện đang trong vùng phù hợp, chưa có dấu hiệu ngược lại”.

Trong khi giới học thuật trong nước, thậm chí cả nhà điều hành, còn “tranh luận ngầm” về việc VND bị đánh giá quá cao hay không, đâu là năm gốc và vì sao lại lấy năm đó làm năm gốc…, thì tham chiếu trên có thể hiểu là một lựa chọn của Ngân hàng Nhà nước.

Nghiên cứu trên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là gì? Đó là một mô hình mới đối với Việt Nam để xác định các vùng tỷ giá. Một số nhận định ban đầu đánh giá mô hình của IMF áp dụng hiệu quả và hợp lý hơn so với các mô hình cũ mà một số tổ chức nghiên cứu trong nước vẫn đang áp dụng.

Mới và cũ, hiệu quả và phù hợp hơn như thế nào, thời gian tới hẳn sẽ có những tranh luận học thuật, cũng như bên cạnh định hướng giữ ổn định tỷ giá thì vẫn thường xuyên có các đề xuất tiếp tục phá giá…

Minh Đức
vneconomy

Chứng khoán chiều 19/6: Blue-chips ào ạt tăng theo ETF

(Vay thế chấp) - Thị trường chứng kiến những giao dịch đối ứng hoành tráng và giá được đẩy tăng ồ ạt...

Thực ra chiều nay lại không có nhiều hấp dẫn vì cách thức giao dịch của quỹ ETF đã trở nên quá quen thuộc với nhà đầu tư. Thị trường chứng kiến những giao dịch đối ứng hoành tráng và giá được đẩy tăng ồ ạt.

Thị trường mất khoảng 10 phút để cung cầu thể hiện rõ nét hơn. Cũng như các lần tái cân bằng trước, vừa chuyển sang giao dịch định kỳ đóng cửa, những lô hàng lớn được tung vào thị trường ở mức hàng triệu đơn vị giá ATC. Giá đóng cửa dự kiến ở hàng loạt cổ phiếu bắt đầu có những biến động bất thường, đặc biệt là các mã bị giảm tỷ trọng, thậm chí là ở mức sàn.

Khi các lệnh bán ATC không còn tăng thêm nữa là lúc bên mua bắt đầu nhồi lệnh lớn. Giá trần và giá ATC mua/bán cũng bắt đầu được xếp hàng bằng những lô lệnh lớn. Lập tức giá đóng cửa dự kiến có thay đổi và phần lớn là thay đổi theo hướng tích cực.

Sức mua của nhà đầu tư hôm nay là rất tốt. Chẳng hạn OGC, bị bán gần 9,9 triệu cũng không bõ bèn gì vì phía mua chất lệnh tới 30 triệu cổ ở hai giá cao nhất. MSN ban đầu “choáng” với hơn 450.000 cổ tung ra bán và giá dĩ nhiên xuống tận mức sàn 72.500 đồng. Cầu vào mua sau đó đã nâng được giá đóng cửa lên 76.000 đồng, chỉ còn giảm dưới tham chiếu 1,94%.

Có thể kể ra khá nhiều cổ phiếu trong diện bị bán có biến động tưng tự như SSI, KBC, KDC, VCB, VIC. Không phải cổ phiếu nào cũng chỉ thu hẹp được mức giảm. KBC đóng cửa tăng 1,92%, VIC tăng 0,99%, VCB tăng 3,56%...

Độ rộng của HSX - sàn tập trung phần lớn các giao dịch ETF - khá tốt lúc đóng cửa, đặc biệt là tại các blue-chips. Toàn sàn này ghi nhận 124 mã tăng/78 mã giảm, VN30 có 18 mã tăng/8 mã giảm.

VN-Index được hỗ trợ rất tốt từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm ngân hàng như VCB, CTG, BID, STB tăng rất mạnh. Chỉ số đóng cửa tăng 0,75%, lên mức 584,7 điểm. VN30-Index tăng 0,47%.

Tổng hợp giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX, không chỉ là của riêng hai quỹ ETF, vị thế mua ròng được củng cố. Những cổ phiếu bị bán ròng lớn nhất là PPC (81,8 tỷ đồng), MSN (35,8 tỷ), SSI (33,8 tỷ), HPG (31,5 tỷ), OGC (28,6 tỷ), KDC (28,2 tỷ), CII (16,6 tỷ), VIC (12,8 tỷ).

Phía mua, dẫn đầu là STB với 434,4 tỷ đồng, ITA với 55,6 tỷ, FLC với 39,2 tỷ, BVH với 16,2 tỷ, BID: 15,8 tỷ, JVC: 13,9 tỷ, DPM: 13,2 tỷ, HAG: 12,4 tỷ, HHS: 10 tỷ.

Tổng giá trị mua vào qua khớp lệnh trên HSX là 1.025,9 tỷ đồng, giá trị bán ra là 667,5 tỷ đồng. Mức vốn vào ròng là 358,4 tỷ. Thỏa thuận ròng -171,6 tỷ. Sàn HNX đóng góp thêm 76,4 tỷ đồng ròng.

Riêng phiên chiều nay thanh khoản đạt khoảng 2.389,2 tỷ đồng thì gần 56% dồn vào đợt đóng cửa. Như vậy thanh khoản phiên chiều giao dịch liên tục cũng khá cao. Tổng giá trị khớp lệnh cả phiên nhờ đó vọt lên mức 3.707,8 tỷ đồng, mức cao nhất trong 9 phiên.

Phiên hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng của hai quỹ ETF và thị trường đã giải tỏa được áp lực tâm lý một cách khá nhẹ nhàng. Các cổ phiếu được giao dịch tốt và không bị ảnh hưởng quá lớn đến giá. Ngoài ra thanh khoản đã phục hồi mạnh mẽ khi đợt ATC đã hút được dòng tiền trở lại.

Lan Ngọc
vneconomy.vn



Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Previous Next Không để doanh nghiệp không vay được vốn

(Vay thế chấp) - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TP.HCM, khi trao đổi với Tuổi Trẻ.

Theo ông Minh, qua bốn năm triển khai đến nay, chương trình kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn đã phát huy tác dụng tốt và chưa phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn.

Tuy nhiên vẫn còn DN “kêu” chưa tiếp cận được vốn. Do đó, tới đây NHNN chi nhánh TP.HCM sẽ phối hợp với UBND các quận, huyện trên địa bàn để nắm tình hình, số lượng DN có nhu cầu mà chưa được vay, nguyên nhân từ đâu.

Nếu DN đủ điều kiện, NHNN TP.HCM sẽ yêu cầu các NH giải quyết cho vay, đảm bảo sắp tới sẽ không còn tình trạng DN đủ điều kiện nhưng không vay được vốn.

A.H.
Theo: tuổi trẻ


Châu Á giàu hơn châu Mỹ

(Vay thế chấp) - Theo báo cáo mới nhất của Công ty tư vấn BCG, mức độ giàu có tại châu Á tăng lên con số khổng lồ 29% so với 5,6% ở Bắc Mỹ và 6,6% tại châu Âu.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, châu Á trở nên giàu có hơn châu Âu và sẽ vượt qua Bắc Mỹ trong tương lai không xa.

Theo dự kiến, vào năm 2019 tổng giá trị kinh tế châu Á sẽ đạt mức 75.000 tỉ USD so với 63.000 tỉ USD của Bắc Mỹ.


Trung Quốc sẽ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất tại châu Á. Theo dự đoán của BCG, Trung Quốc sẽ chiếm 70% phần tăng trưởng của châu Á từ nay đến năm 2019, và sẽ vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới vào năm 2021.

Một xu hướng đáng quan tâm nữa là sự giàu có của thế giới đang tập trung vào phần thiểu số nhỏ hơn. Theo thống kê vào năm 2012, 38% tổng giá trị nền kinh tế thế giới tập trung trong tay các triệu phú, tỉ phú, con số này trong năm 2014 tăng lên 42% và sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.

Các gia đình với hơn 1 triệu USD tiền tiết kiệm trong ngân hàng nhận thấy tài sản của mình đã gia tăng trung bình 16%, trong khi những người ít giàu hơn chỉ tăng 9%.

Theo đánh giá, sự giàu có này đạt được phần lớn nhờ mức tăng trưởng cổ phiếu - vốn chiếm hơn 39% tài sản tư nhân trong thời điểm hiện tại.

Sự xuất hiện tầng lớp giàu mới nổi ở châu Á cũng là một nguyên nhân dẫn đến điều này. Trong số tài sản 4.700 tỉ USD của tầng lớp giàu có mới nổi vào năm ngoái, có đến 3.200 tỉ USD là đến từ các quốc gia nằm ngoài khu vực phát triển, đặc biệt là các quốc gia châu Á.

Tuy vậy, có một thực tế cần được nhìn nhận là châu Á tuy có tổng giá trị kinh tế cao hơn châu Âu, nhưng nếu xét về giá trị trung bình trên từng cá nhân thì lại là một câu chuyện khác.

Trong khi các hộ gia đình châu Âu hiện có khối tài sản khoảng 220.000 USD, ở Mỹ là 370.000 USD thì tại Trung Quốc chỉ là 72.000 USD. Châu Á - Thái Bình Dương còn cho thấy một bức tranh ảm đạm hơn với giá trị trung bình là 54.000 USD.

Do đó, tuy châu Á đang nắm giữ vị trí đứng đầu thế giới về tổng giá trị kinh tế, nhưng để đạt đến sự thịnh vượng chung như châu Âu hay Bắc Mỹ đã thực hiện được thì vẫn còn một chặng đường dài nỗ lực.

HẢI YẾN.
Theo: tuổi trẻ

Kinh tế ngóng giải pháp căn cơ

(Vay thế chấp) - Vì sao hàng nông sản làm ra không có thị trường, cổ phần doanh nghiệp nhà nước gặp khó, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đóng cửa hàng loạt… là những vấn đề được các đại biểu quan tâm thảo luận tạo hội trường và sẽ đặt ra cho các Bộ trưởng ở các phiên chất vấn tại Hội trường Quốc hội vào tuần này.

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, ngày (8/6), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội sẽ dành cả ngày thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015.


Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (tỉnh Hòa Bình) mở đầu phiên thảo luận bằng nhận định, dù phải đối mặt với hàng loạt khó khăn của tình hình thế giới và trong nước, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, kinh tế đất nước từng bước hồi phục và có sự tăng trưởng vững chắc.

Cụ thể, tăng trưởng GDP đạt 5,98%, vượt mục tiêu đề ra và cao nhất kể từ năm 2011. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,84%, thấp nhất trong nhiều năm qua. Mặt bằng lãi suất, tỷ lệ nợ xấu giảm; tỷ giá được duy trì ổn định; dự trữ ngoại hối tăng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu tăng 13,7%; cán cân thương mại thặng dư năm thứ ba liên tiếp, xuất siêu 2,1 tỷ USD. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của người dân được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,83%, riêng các huyện nghèo giảm 5,61%. Xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả.

Cải cách tư pháp được tích cực triển khai. Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, môi trường đầu tư kinh doanh có bước cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng lên. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, lần đầu tiên sau nhiều năm số người chết giảm xuống dưới 9 nghìn người. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Cao Sơn cũng cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá cụ thể hơn những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt, đề nghị Chính phủ bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay dài hạn, thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; Đề nghị Chính phủ trinh Quốc hội kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ 2016 - 2020 để phục vụ các công trình hạ tầng xã hội lớn của đất nước...

Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. Hồ Chí Minh) nhận định: Những khó khăn, hạn chế cơ bản của nền kinh tế đất nước vẫn còn, kéo dài nhiều năm. Báo cáo của Chính phủ mới chỉ phản ánh tình hình, chưa phân tích nguyên nhân; Giải pháp nêu trong báo cáo vẫn mang nặng tính vĩ mô, chưa có giải pháp thiết thực để giải quyết tình hình khó khăn cho sản xuất, thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vai trò của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương ở đâu để người dân ồ ạt trồng khoai lang, hành tím... xong không có đầu ra (?).

Trong sản xuất công nghiệp, phải xác định nhu cầu thị trường để có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Tại sao các quốc gia đất đai chủ yếu là hoang mạc khô cằn mà vẫn có nền nông nghiệp xanh tốt trong khi ruộng đồng của chúng ta đang dần bị biến hành hoang mạc.

Đại biểu Lê Thị Tâm - đoàn đại biểu Bà Rịa - Vũng Tàu băn khoăn về tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, xuất khẩu nông sản giảm mạnh. Quá trình thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế khiến số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thế, phá sản năm sau cao hơn năm trước... Theo đại biểu Lê Thị Tâm, mục tiêu của những năm tiếp theo là tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Tập trung vào phát triển nông nghiệp, chính sách cho nông nghiệp, nông thôn cần phải nghiên cứu và thực thi tốt hơn...

Trước đó, trong những phiên thảo luận ở tổ, câu hỏi được các đại biểu dành nhiều thời gian thảo luận là tình hình sản xuất nông nghiệp khi ngành này phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh – đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu đặt câu hỏi: “Chúng ta sẽ ăn nói như thế nào với bà con khi các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, các tỉnh Tây Nguyên đã từng phát động trồng cây cao su rất mạnh mẽ, đến giờ vẫn chưa được thu hoạch mà giá thì giảm đến mức không thể bán được(?) Hay như cây thanh long, diện tích quy hoạch tại Bình Thuận là 15.000ha nhưng nông dân thấy lợi nên đua nhau trồng, đến nay, diện tích đã tăng tới 22.000ha và sẽ còn tiếp tục tăng lên. Làm như vậy sao chẳng ế thừa?”.

Về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh lo ngại tỷ trọng cổ phấn bán ra bên ngoài khi cổ phần hóa còn thấp, nhất là ở những doanh nghiệp lớn. Thậm chí, có những doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, Nhà nước vẫn nắm tới 95% cổ phần. Với những doanh nghiệp này, hầu như không có thay đổi gì về nhân sự, quản trị công ty sau cổ phần hóa. “Có nhà đầu tư nào chịu bỏ tiền ra để đầu tư mà kết quả cuối cùng là bộ máy cũ vẫn nắm vai trò trọng yếu?”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.

Về những yếu kém của nền kinh tế thời gian qua, theo Ts. Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội TP. HCM, là do việc chúng ta đổi mới mô hình tăng trưởng quá chậm. Tất cả các vấn đề của ngành nông nghiệp như tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ, hàng nông sản làm ra không bán được, xuất khẩu giảm, doanh nghiệp giải thế, phá sản tăng, nhập siêu tăng… là hệ quả của mô hình kinh tế của chúng ta đã không theo kịp sự thay đổi của thị trường.

“Chúng ta hô hào tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ nhiều năm nay nhưng tôi xin nói thẳng, chúng ta đổi mới chẳng được bao nhiêu. Công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nông nghiệp vẫn nặng về sản xuất nhỏ lẻ, sức cạnh tranh yếu. Chúng ta bán những cái ta có chứ không phải bán cái thị trường cần. Đây là những vấn đề tồn tại từ nhiều năm rồi, đã nói nhiều rồi nhưng vì sao chuyển biến rất chậm (?) ”, ông Trần Du Lịch đặt câu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội gọi tình trạng được mùa mất giá là “điệp khúc buồn” và đặt ra hàng loạt câu hỏi về vai trò trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của chính quyền địa phương trong vấn đề thị trường, phát triển thị trường, trong việc định hướng quy hoạch cây trồng, vật nuôi. “Việc các Bộ mua giúp nông dân dưa hấu, hành tím chỉ là giải pháp tình thế. Ngành nông nghiệp cần những giải pháp căn cơ hơn”, đại biểu Nguyệt Hường nhấn mạnh.

Một vấn đề khác cũng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là tình trạng doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, năm sau cao hơn năm trước (5 tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động là hơn 19.000 doanh nghiệp, tăng 4,5% so với cùng kỳ 2014). Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân – đoàn TP. HCM, doanh nghiệp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động không phải bây giờ mới thấy mà kéo dài suốt từ năm 2009 đến nay. Nền kinh tế không thể chờ đợi nữa, Chính phủ cần phải có gói giải pháp vực dậy doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó có việc giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp, ổn định, ví dụ 6%/năm trong thời gian từ 5 – 10 năm để doanh nghiệp có thể vay vốn mua sắm thiết bị mới từ các nước phát triển. Lúc đó chúng ta mới nâng cao được năng suất, tạo mẫu mã sản phẩm mới cạnh tranh với các nước.

“Tôi đã đi các hiệp hội doanh nghiệp và họ rất chờ đợi câu giải đáp từ phía cơ quan quản lý. Vừa qua ta mới giải quyết được vốn ngắn hạn còn vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp và ổn định trong thời gian dài chúng ta vẫn còn nợ doanh nghiệp”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Theo Baodautu.vn

Xử lý nghiêm nếu chậm công bố, công khai thủ tục hành chính

(Vay thế chấp) - Đó là một trong những nội dung quan trọng trong chỉ thị mới đây của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC).

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền. Triển khai vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá công tác kiểm soát TTHC theo đúng hướng dẫn của Bộ Tư pháp.


Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất về đơn giản hóa quy định, TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành do UBND cấp tỉnh, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ đề nghị; đẩy nhanh tiến độ thực thi phương án đơn giản hóa TTHC khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, cần kịp thời xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm công bố, công khai, niêm yết TTHC hoặc thiếu trách nhiệm, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết TTHC đối với tổ chức, cá nhân. Ngoài việc xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó cũng phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm và thực hiện việc xin lỗi cá nhân, tổ chức theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo: Tạp chí tài chính

Sử dụng tăng thu ngân sách thực hiện nhiệm vụ cấp bách của địa phương

(Vay thế chấp) - Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Nghệ An chuyển 200 tỷ đồng trong tổng số 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương năm 2014 để thực hiện cải cách tiền lương năm 2015 sang thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, trong đó ưu tiên trả nợ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sau khi sử dụng khoản kinh phí trên, tỉnh Nghệ An phải bảo đảm bố trí đủ kinh phí làm lương và cải cách tiền lương năm 2015, không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ.


Việc quản lý, sử dụng số kinh phí trên thực hiện theo đúng quy định hiện hành, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo các Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo điều hành có liên quan của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo, chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư giám sát việc sử dụng nguồn vốn nêu trên tại địa phương.

Đối với các địa phương khác có đề nghị tương tự tỉnh Nghệ An nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát theo nguyên tắc các địa phương phải dành một phần đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương trước khi đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển nguồn sang thực hiện nhiệm vụ khác; đồng thời các địa phương phải cam kết bảo đảm bố trí đủ kinh phí làm lương và cải cách tiền lương năm 2015, không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn địa phương thực hiện theo đúng quy định.

Theo chinhphu.vn


Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Kiều hối về TP HCM tăng mạnh

(Vay thế chấp) - Sau 5 tháng, lượng kiều hối chuyển về địa bàn TP HCM qua các kênh chính thức ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM - Nguyễn Hoàng Minh, dòng vốn này chủ yếu chảy vào sản xuất, kinh doanh thay vì tập trung vào kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm như trước đây.


Kiều hối thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, tình hình của người lao động ở nước ngoài, các dịch vụ thu hút kều hối... Trong bốn năm qua, từ 2011 đến 2014, lượng kiều hối chuyển về địa bàn Thành phố thường tăng bình quân 10-12% sau mỗi năm.

Với tình hình kinh tế của TP HCM phục hồi khá mạnh so với mặt bằng chung của cả nước, ông Minh dự báo lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn trong năm 2015 sẽ đạt khoảng 5,3 - 5,5 tỷ USD (cao hơn năm 2014 khoảng 300 - 500 triệu USD).

Theo ông Minh, thị trường kiều hối của Việt Nam hiện nay tăng cao chủ yếu vẫn từ Mỹ và châu Âu, còn ở Trung Quốc và Hàn Quốc không đáng kể, chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng vốn chuyển về.

Lệ Chi
Vnexpress

Dân Hy Lạp đổ xô mua Bitcoin

(Vay thế chấp) - Giá tiền ảo Bitcoin đã tăng 7% đầu tuần này, tạo ra chuỗi tăng dài nhất trong 18 tháng, do người dân Hy Lạp lo ngại nước này rời khu vực đồng euro.

Thủ tướng Hy Lạp - Alexis Tsipras hôm qua đã cảnh báo các chủ nợ chuẩn bị cho khả năng Hy lạp rời eurozone. Quốc gia này đang đối mặt với khoản nợ 1,6 tỷ euro (1,8 tỷ USD) đáo hạn cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cuối tháng 6 này.

Bitcoin là loại tiền ảo được tạo ra 6 năm trước, không được ủng hộ hoặc kiểm soát bởi bất kỳ Chính phủ hay ngân hàng trung ương nào. Tiền tệ này cũng được thả nổi, giá cả biến động theo nhu cầu của người dùng


Dù giá trị của Bitcoin từng biến động rất lớn, 6 tháng qua, nó lại rất ổn định. Tiền tệ này ngày càng được các tổ chức tài chính lớn coi là hợp pháp và là tài sản có giá trị tiềm năng.

Joshua Scigala - đồng sáng lập Vaultoro.com - công ty chuyên giữ Bitcoin cho khách hàng và cho phép họ đổi lấy vàng hoặc ngược lại, cho biết người Hy Lạp mua Bitcoin do niềm tin của họ vào giới chức đã giảm sút. Họ cũng không biết tiền tệ nào sẽ được sử dụng nếu Hy Lạp rời eurozone.

"Họ không thể đợi Chính phủ tìm ra kế hoạch giải thoát nữa. Họ phải tự lo cho bản thân thôi. Nếu lo lắng về tài sản gia đình, sợ tiền tiết kiệm bị giữ lại ngân hàng, anh thà để tiền trong các tài sản như vàng hay Bitcoin còn hơn", ông nói.

Scigala cho biết trong 2 tháng qua, Hy Lạp đã bế tắc trong đàm phán với các chủ nợ. Thời gian đó, họ cũng nhận thấy lượng truy cập từ các máy tính có địa chỉ tại Hy Lạp tăng tới 124%. Sáng qua, giá Bitcoin đã lên đỉnh 2 tháng tại một Bitcoin đổi 252 USD. Đây là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của tiền ảo này.

Năm 2013, giá Bitcoin cũng tăng gần 700% chỉ trong một tháng, khi Síp quyết định đánh thuế tiền gửi ngân hàng của người dân.

Hà Thu (theo Reuters)
Vnexpress

Mỹ đưa ảnh phụ nữ lên tờ 10 USD

(Vay thế chấp) - Trong đợt tái thiết kế tờ 10 USD năm 2020, hình ảnh Bộ trưởng Tài chính đầu tiên - Alexander Hamilton sẽ được thay thế bằng một phụ nữ, nhằm kỷ niệm 100 năm sửa đổi hiến pháp cho phép nữ giới bầu cử.

Theo Bộ trưởng Tài chính Jack Lew, quyết định đưa ai lên đồng bạc này sẽ được đưa ra sau vài tháng tới. Lần cuối cùng một phụ nữ xuất hiện trên tiền Mỹ là vào giai đoạn 1891 - 1896, với hình ảnh Martha Washington - đệ nhất phu nhân đầu tiên của Mỹ, trên chứng chỉ Bạc 1 USD (loại tiền tệ trước khi có đồng 1 USD).

"Chúng ta mới thay đổi gương mặt xuất hiện trên tờ tiền này vài lần từ khi nó được lưu thông. Và tôi tự hào rằng 10 USD mới sẽ là tờ đầu tiên trong hơn một thế kỷ có sự xuất hiện của một phụ nữ", ông Lew cho biết.


Lew là người quyết định cuối cùng về việc chân dung ai sẽ được đưa lên tờ tiền. Tuy vậy, ông cũng đang tham khảo ý kiến người dân. Bộ Tài chính Mỹ sẽ mở website và thu thập gợi ý trên các phương tiện truyền thông xã hội với từ khóa #TheNew10.

Tiêu chí của Lew là thế hệ tiền mới của Mỹ sẽ nhấn mạnh tuyên ngôn dân chủ của nước này. Dĩ nhiên, theo luật, chân dung xuất hiện trên tờ tiền phải là người đã khuất.

Hamilton là Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ. Hình ảnh của ông đã được đưa vào tờ 10 USD từ năm 1929, thay thế Andrew Jackson - Tổng thống thứ 7 của Mỹ. Jackson sau đó được đưa vào tờ 20 USD cho đến tận hôm nay. Tờ tiền này cũng chính là tâm điển của chiến dịch đưa phụ nữ lên tiền Mỹ gần đây. Tuy nhiên, sau đó, Bộ Tài chính đã quyết định chọn điểm đến là 10 USD.

Dù vậy, Lew cho biết Hamilton sẽ vẫn là một phần thiết kế mới. Họ đang thảo luận liệu có nên để Hamilton xuất hiện bên cạnh người phụ nữ hay để ở trung tâm trong một phiên bản khác của tờ tiền.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong lịch sử tiền tệ Mỹ, tờ 10 USD mới sẽ có tính năng cho phép người khiếm thị phân biệt với các mệnh giá khác.

Hà Thu (theo CNN)

Cán bộ thuế thỏa thuận hộ kinh doanh chia tiền thuế

(Vay thế chấp) - Đó là nội dung rất đáng chú ý được nêu trong kết quả khảo sát 500 hộ kinh doanh tại VN do Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thực hiện.

Hôm nay 11-6, Phòng thương mại và Công nghiệp VN và Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng đã tổ chức hội thảo “Giảm tham nhũng trong khu vực hộ kinh doanh tại VN".

Tại hội thảo, Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) đã công bố kết quả khảo sát 500 hộ kinh doanh tại VN.

Theo ông Đặng Hoàng Giang (CECODES), để được cấp giấy phép và chứng chỉ hành nghề như mở hiệu thuốc thì có tới 23% hộ kinh doanh được hỏi cho biết họ phải qua trung gian và quan hệ cá nhân. Gần 20% hộ phải trả chi phí không chính thức có mức phổ biến từ 500.000 - 1 triệu đồng/ giấy phép.

Báo cáo khảo sát cũng nhấn mạnh thực tế đang xảy ra hiện tượng nhũng nhiễu và thỏa thuận ngầm trong khu vực hộ kinh doanh. Thuế môn bài có mức thu từ 50.000 - 1 triệu đồng/ năm. Tuy mức thu này không lớn nhưng vẫn có tới 30% hộ kinh doanh khai doanh thu thấp đi để được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó, 6% hối lộ cán bộ thuế để trả mức thuế thấp hơn.

Còn đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng có tới 14% hộ cho biết sẵn sàng hối lộ với cán bộ thuế để hưởng mức thuế thấp hơn. Ở đây có hiện tượng thỏa thuận ngầm với cán bộ thuế xảy ra phổ biến nhằm hai bên đều có lợi. Vì có tới 63% cho rằng luôn luôn xảy ra, đại đa số cho rằng đây là hiện tượng phổ biến trong các hộ kinh doanh. Và có tới 50% người được hỏi chấp nhận nếu được đề nghị bắt tay với cán bộ thuế vì mức phí bỏ ra là không “đắt”.

Theo ông Giang, ở đây có sự thỏa thuận ngầm giữa hộ kinh doanh và cán bộ thuế. Họ cùng thỏa thuận để ăn chia tiền thuế. Thực tế này đã tạo ra bất công bằng xã hội và nhà nước thất thu thuế.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng vụ Thuế Thu nhập cá nhân (Tổng cục thuế) cho biết, hiện cả nước có 3,018 triệu hộ kinh doanh được cấp mã số thuế. Trong đó, chỉ khoảng 50% số này, tức là 1,7 triệu hộ đi vào hoạt động. Song, cũng chỉ có 60% trong số hoạt động này nộp thuế. Số thuế thu được hàng năm trong khu vực hộ kinh doanh chỉ khoảng 12 nghìn tỷ đồng. Cơ quan thuế xác định thất thu thuế nhiều năm nay do mức thuế khoán của các hộ kinh doanh này chưa sát với doanh thu thực.

Thừa nhận có tình trạng tiền thuế của nhà nước được chung chia giữa cán bộ thuế và hộ kinh doanh, đại diện Tổng cục thuế cho rằng ngành thuế đang chỉnh sửa quy trình về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.

Theo hướng, áp dụng việc kê khai và nộp thuế điện tử đối với cá nhân, trước mắt là người cho thuê nhà, thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy và cá nhân chuyển nhượng bất động sản).

Năm 2016, sẽ thực hiện việc kê khai thuế điện tử đối với cá nhân thuê nhà… ở Hà Nội và TP.HCM, sau đó sẽ nhân rộng ra trên toàn quốc.

LÊ THANH
Theo: tuổi trẻ

Bộ Tài chính vẫn giữ quan điểm về Luật kế toán sửa đổi

(Vay thế chấp) - Bên hành lang Quốc hội sáng 13-6, trao đổi với Tuổi Trẻ về Luật kế toán sửa đổi có thể khiến hàng nghìn người mất việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết bộ này vẫn giữ quan điểm về quy định mới trong luật này.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận cần phải giải thích rõ hơn cho dư luận hiểu về các quy định mới này. Ông nói: “Tôi có nghe các ý kiến của đại biểu trong phiên thảo luận về dự thảo Luật kế toán (sửa đổi) và những phản hồi của cử tri, bạn đọc báo Tuổi Trẻ rằng có câu chuyện là luật yêu cầu quá cao đối với kiểm toán viên hành nghề.

Nhưng kiểm toán viên hành nghề và người làm công tác kế toán khác nhau. Mình có 500 nghìn doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào cũng có kế toán, nếu làm trong doanh nghiệp thì trung cấp, sơ cấp cũng có thể làm được. Trừ kế toán trưởng là phải có bằng cấp cao hơn.

Còn những người làm kế toán viên độc lập thì tiến tới yêu cầu phải có trình độ cao hơn chứ không như hiện nay. Bắt buộc phải có bằng đại học, phải có chứng chỉ hành nghề, yêu cầu cao hơn trước đây".

 * Nhưng dư luận cho rằng thời gian chuẩn bị quá gấp, nếu được thông qua thì tháng 7-2016, Luật kế toán sửa đổi đã có hiệu lực?

- Quan điểm của Bộ Tài Chính là kế toán viên độc lập phải có bằng cấp cao hơn, yêu cầu cao hơn với kế toán đang làm trong các doanh nghiệp. Tinh thần là phải giải thích cho người dân hiểu.

Làm kế toán ở doanh nghiệp chỉ nạp dữ liệu vào là máy ra kết quả. Nhưng anh hành nghề kế toán viên khác. Hai đẳng cấp khác nhau, yêu cầu trình độ cao hơn. Trong luật kế toán vừa rồi còn thiếu khái niệm là người làm “công tác kế toán”, chúng tôi sẽ bổ sung để mọi người phân biệt với người “hành nghề kế toán”, tránh hiểu nhầm.

* Nhưng thưa ông, xã hội liệu có bắt kịp với yêu cầu mới này không?

- Thực tế là xã hội đang biến chuyển, bây giờ mình có hội kiểm toán viên hành nghề độc lập, điều kiện mặt bằng cao hơn.

* Nhưng số lượng người hành nghề kế toán viên độc lập là không nhỏ, sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận?

-  Tôi thấy không nhiều, tôi không nhớ rõ nhưng độ vài nghìn người thôi. Trong đó có những người đang làm ở các công ty kiểm toán độc lập và đã có chứng chỉ quốc tế.

* Còn với quy định muốn lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ bằng cấp và góp vốn trên 50%. Các đại biểu cho rằng không cần thiết vì người góp vốn chưa chắc đã là người hành nghề. Và nghề kế toán chỉ cần kỹ năng chứ không hẳn là vốn?

- Cái này sẽ xem xét điều chỉnh, tiếp thu ý kiến đại biểu.

* Dự luật kế toán sửa đổi quy định không chỉ bằng cấp mà phải vào hội nghề nghiệp kế toán mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Nhiều đại biểu và cử tri cho rằng như vậy là vô lý  khi vào hội hay không là ý thích của mỗi người, sao lại ràng buộc thành điều kiện?

- Cái này phải tiến tới chuyên nghiệp, phải vào hội nghề nghiệp thì hoạt động mới chuyên nghiệp và quy củ được. Tiến tới sẽ xã hội hóa, giao cho hội nghề nghiệp nhiều chức năng hơn, nhà nước chỉ quản lý về mặt vĩ mô.

VIỄN SỰ thực hiện
Theo: tuổi trẻ

Hoa mắt với phí ngân hàng

(Vay thế chấp) - Các ngân hàng (NH) xoay xở “đẻ” ra nhiều loại phí để thu. Điều đáng nói là việc thu phí trở nên khó biết hơn, không công khai hoặc thông báo trước cho khách hàng.

Các NH không nhắm vào các khoản phí dễ thấy như phí rút tiền, chuyển khoản trên ATM mà “sáng tạo” nhiều loại phí ít người để ý hơn để tránh bị phản ứng.

Giao dịch trên mạng cũng bị phí kiểm đếm

Chị Vân (Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết chị mở tài khoản và sử dụng dịch vụ Internet banking của Sacombank. Do đặc thù kinh doanh nên tiền ra vào tài khoản thường xuyên, khách hàng thanh toán tiền xong chị lại phải chuyển tiền để thanh toán cho nơi khác.

Các giao dịch chuyển tiền chị Vân thực hiện trên Internet banking và đã trả phí chuyển khoản, thế nhưng cứ 1-2 ngày sau NH lại gửi tin nhắn thông báo trừ phí kiểm đếm.

“Mức phí này không hề nhỏ, ngày 29-5 tôi bị thu 41.580 đồng, đến ngày 1-6 lại bị thu 58.740 đồng và ngày 2-6 thu 20.900 đồng. Cá biệt ngày 20-1 NH gửi liên tục ba tin nhắn thu phí kiểm đếm cho những giao dịch đã thực hiện trước đó, tổng cộng 165.770 đồng” - chị Vân bức xúc.

Theo chị Vân, giao dịch được thực hiện trên Internet banking, tức không phải kiểm đếm nhưng NH vẫn thu phí kiểm đếm là rất vô lý.

“Sao NH không thông báo mức phí trước khi chuyển khoản cho khách hàng biết mà đợi khi giao dịch đã kết thúc thì 1-2 ngày sau mới thu?” - chị Vân đặt câu hỏi.

Ngoài ra, chị Vân cho rằng yêu cầu phải duy trì tiền trong tài khoản hai ngày là bắt chẹt khách hàng vì kinh doanh phải xoay vòng tiền liên tục, ít ai duy trì tiền đến 
hai ngày.

Trả lời về trường hợp này, đại diện Sacombank nói các khoản phí của chị Vân phát sinh do NH truy thu lại các giao dịch trước đó.

“Lẽ ra NH sẽ thu phí kiểm đếm ngay khi nộp tiền mặt vào tài khoản nhưng chính sách hiện nay là NH không thu phí ngay. Nếu khách hàng duy trì số tiền này trong tài khoản hai ngày, NH sẽ miễn phí kiểm đếm. Trường hợp chị Vân do chuyển số tiền này đi ngay trong ngày nên NH truy thu lại” - vị này nói. Hiện phí kiểm đếm theo quy định của NH là 0,027% trên số tiền nộp vào, tối thiểu 19.000 đồng.

Không chỉ Sacombank, theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều NH cũng thu phí nộp tiền mặt vào tài khoản và phí kiểm đếm nếu khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản ở khác tỉnh, thành phố và chuyển số tiền này đi ngay trong ngày dù dưới hình thức nào như chuyển khoản, rút tại ATM...

Mới đây anh T.Minh (Q.1) nộp 500 triệu đồng vào tài khoản mở tại một NH nước ngoài, sau đó chuyển khoản trên Internet banking để thanh toán tiền mua nhà cũng bị NH thu 450.000 đồng phí kiểm đếm.

Lý do các NH đưa ra khi thu phí này là do có nhiều khách hàng lợi dụng bộ máy của NH để làm công tác kiểm đếm. Sau khi tiền vào tài khoản thì lập tức chuyển đi, NH không hưởng được bất kỳ lợi ích nào từ khoản tiền này, kể cả lãi suất qua đêm.

Tăng phí

Từ đầu tháng 4-2015, ACB bắt đầu thu phí mở thẻ ghi nợ nội địa với mức 30.000 đồng, chưa kể phí thường niên thẻ ghi nợ với mức 50.000 đồng/năm. HDBank bắt đầu thu phí thường niên mức 60.000 đồng/thẻ từ tháng 5.

Ngoài ra, NH này cũng hạ hạn mức rút tiền của chủ thẻ từ mức 20 triệu đồng/ngày xuống còn 6 triệu đồng/ngày với lý do đang nâng cấp hệ thống bảo mật. Số tiền 
rút tối đa mỗi lần từ mức 5 triệu đồng cũng bị hạ xuống còn 2 triệu đồng/lần.

VIB lại dùng “chiêu” tăng số dư bình quân phải duy trì trong thẻ. Trước đây NH này quy định nếu chủ thẻ duy trì số dư bình quân 500.000 đồng trong tài khoản thì được miễn phí các giao dịch rút tiền trên ATM và chuyển khoản trên Internet banking... nhưng số tiền này hiện được nâng lên 1 
triệu đồng.

Ngoài ra, NH này cũng tăng phí giao dịch chuyển khoản qua kênh thanh toán điện tử với khách hàng không thỏa điều kiện về số dư.

Cụ thể phí chuyển khoản liên NH qua tài khoản thanh toán trước đây mức thu tối thiểu là 7.700 
đồng/giao dịch nay tăng lên mức 13.000 đồng, phí chuyển khoản liên NH qua thẻ mức thu tối thiểu trước đây là 8.800 đồng nay tăng lên 11.000 đồng/giao dịch.

Có NH quy định tài khoản chi lương là miễn phí, hoặc chỉ cần duy trì trong tài khoản 100.000 đồng là được miễn phí các giao dịch rút tiền, chuyển khoản, giờ yêu cầu phải duy trì mức 250.000 đồng mới được miễn phí.

Theo các chuyên gia, đây cũng là một hình thức tăng phí, bởi NH bắt chủ thẻ phải gửi tiền gửi không kỳ hạn nhiều hơn và hưởng lợi nhờ việc chỉ phải trả lãi suất không kỳ hạn.

Việc giữ nguyên phí nhưng giảm số tiền tối đa được rút mỗi lần thực chất cũng là một hình thức tăng phí vì cùng số tiền rút nhưng số phí khách hàng phải trả cao hơn so với trước đây.

Theo quy định của NH Nhà nước, nếu thay đổi phí các NH phải thông báo công khai trên website và trên máy ATM. Các NH cũng làm điều này nhưng đối phó bằng cách cho dòng thông báo phí chỉ hiện ra chớp nhoáng khiến khách hàng không kịp đọc kỹ xem thông báo gì.

Cũng có NH gửi email thông báo nhưng chỉ ghi là sẽ điều chỉnh phí, không nói tăng hay giảm hay mức thu cũ là bao nhiêu nên những chủ thẻ không sử dụng thường xuyên dịch vụ khó mà biết. Trên website, mục phí cũng được đưa vào trang trong nên khách hàng muốn tìm hiểu về phí cũng rất khó.

Chủ thẻ gánh bao nhiêu loại phí?

Không chỉ các loại phí liên quan đến thẻ, hiện các NH nhắm đến các loại phí giao dịch NH điện tử để tăng thu.

Chỉ với dịch vụ NH điện tử, NH có thể thu hàng chục loại phí khác nhau như phí duy trì tài khoản, phí thường niên, phí duy trì sử dụng Internet banking, phí sử dụng dịch vụ Internet banking, phí sử dụng mobile banking, 
phí chuyển tiền liên NH qua tài khoản, phí cấp thiết bị token (mật khẩu động)...

Chưa kể trong mỗi dịch vụ, NH lại chia thành các khoản nhỏ để có thể “khai thác” thêm nhiều khoản phí từ khách hàng.

Chẳng hạn, tại Techcombank phí dịch vụ NH điện tử chia thành nhiều khoản mục, riêng phí dịch vụ có phí đăng ký dịch vụ, phí với khách hàng dùng xác thực qua SMS hoặc token, phí thay đổi dịch vụ, phí hủy dịch vụ, phí tra soát giao dịch.

Trong tra soát giao dịch NH áp dụng phí riêng với tra soát trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống hoặc tra soát với giao dịch liên quan đến sự cố bất khả kháng, lỗi đường truyền, mạng viễn thông... Với sử dụng token có phí mua thiết bị lần đầu, phí cấp lại token do hỏng, mất...

Tại VIB, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ NH điện tử mà thay đổi gói dịch vụ bảo mật từ hình thức dùng tin nhắn qua token cũng bị thu phí 10.000 đồng/lần thay đổi. Nếu chấm dứt dịch vụ, NH thu mức phí tương tự.

Chưa kể mức giá thiết bị token mỗi nơi mỗi khác, tại VIB giá thiết bị này là 350.000 đồng/chiếc nhưng tại Techcombank giá 200.000 đồng/chiếc, còn tại ACB là 450.000 đồng/chiếc.

Giải thích về việc đặt ra quá nhiều khoản phí khác nhau, nhiều NH lý giải rằng đây là dịch vụ tiện ích, để phát triển dịch vụ NH điện tử NH phải đầu tư hệ thống core banking chi phí rất lớn. Hơn nữa dịch vụ này mang lại tiện ích rất lớn cho khách hàng.

Đại diện một NH cho biết chi phí giao dịch dịch vụ NH điện tử chỉ bằng 60-70% chi phí giao dịch tại quầy. “NH đã cố gắng làm rẻ lại, đồng thời định kỳ có sự so sánh với NH bạn” - vị này nói.

Nguồn thu lớn từ dịch vụ

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của nhiều NH đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, trong đó góp phần không nhỏ có nguồn thu từ các dịch vụ thẻ và dịch vụ NH điện tử.

Chẳng hạn trong quý 1-2015, ACB đã thu hơn 168 tỉ đồng từ dịch vụ, trong khi con số này cùng kỳ năm ngoái là 158 tỉ đồng; VIB đạt lãi từ dịch vụ hơn 43 tỉ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước; thu từ dịch vụ của VCB đạt hơn 337,5 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức 273,4 tỉ đồng cùng kỳ.

Theo nhiều chuyên gia, việc trả phí sử dụng dịch vụ NH là chuyện bình thường nhưng NH mới đầu tư, không nên cứ phải thu phí triệt để từ khách hàng mà có thể khai thác nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau để khuyến khích khách hàng thay đổi thói quen giao dịch bằng tiền mặt sang sử dụng dịch vụ NH.

ÁNH HỒNG
Theo: tuổi trẻ

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

GPBank họp cổ đông bất thường để gọi thêm vốn

(Vay thế chấp) - Đại hội cổ đông bất thường của ngân hàng được ấn định vào 20/6, với mục đích là lên kế hoạch bổ sung vốn điều lệ nhằm đáp ứng mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng tối thiểu.

Giải thích với các cổ đông, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) cho biết việc bổ sung này nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và giá trị thực của vốn điều lệ đáp ứng tối thiểu mức vốn pháp định của pháp luật.

Theo quy định, vốn pháp định tối thiểu của một ngân hàng hiện là 3.000 tỷ đồng. Theo Ngân hàng Nhà nước, đến hết năm 2014 vốn điều lệ của GPBank đã là 3.018 tỷ đồng. Vì vậy, thông báo này cho thấy GPBank có thể đã bị hụt vốn điều lệ xuống dưới mức quy định tối thiểu. Từ năm 2011 đến nay, GPBank đã không công bố thông tin về báo cáo tài chính, báo cáo thường niên theo quy định. GPBank là một trong 9 ngân hàng yếu kém thuộc diện phải xử lý trong đợt đầu tiên nhưng đến nay vẫn chưa chốt phương án.


Việc thanh toán mua cổ phần bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng phải được hoàn thành trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Đại hội cổ đông thông qua. Nếu không hoàn thành, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý theo quy định.

Trước đó, Ngân hàng Đại dương (OceanBank) cũng đề cập tới việc yêu cầu cổ đông bổ sung vốn điều lệ trước thềm đại hội cổ đông để bù phần vốn điều lệ bị thiếu. Tuy nhiên, kế hoạch này không được các cổ đông thông qua và đại diện Ngân hàng Nhà nước ngay sau đó đã công bố quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng ngay tại cuộc họp cổ đông ngày 25/4. Cùng với OceanBank, GPBank được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Phước Thanh nhắc tới trước đây như là một trong hai trường hợp có thể bị mua lại với giá 0 đồng để xử lý.

Cuối tháng trước, một loạt lãnh đạo của GPBank bị đình chỉ hoạt động, trong đó có nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tạ Bá Long, nguyên Phó chủ tịch Đoàn Văn An, nguyên thành viên Hội đồng quản trị Tạ Thu Thủy. Hiện ngân hàng vẫn khuyết vị trí chủ tịch. Tuy nhiên, bà Trần Thị Lệ Nga à người đại diện (trong đó có việc đại diện theo pháp luật) của GPBank kể từ ngày 8/4/2015. Bà Trần Thị Lệ Nga, nguyên trưởng ban kiểm soát của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), được bổ nhiệm là người đại diện của GPBank.

Thanh Thanh Lan
vnexpress

DongA Bank trích gần 4.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi

(Vay thế chấp) - Từ đầu năm đến nay, ngân hàng dành 3.866 tỷ đồng cho 54 doanh nghiệp tại TP HCM vay với lãi suất ưu đãi.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM phối hợp với UBND quận 1 và quận 3 tổ chức ký kết hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp trên địa bàn hai quận vào ngày 15/6.

Trong đợt hỗ trợ mới này, DongA Bank cam kết thêm hạn mức tín dụng tài trợ là 1.147 tỷ đồng. Lãi suất ngắn hạn bằng VND từ 6% một năm, lãi suất trung dài hạn bằng VND xoay quanh 9%.


Chương trình là cầu nối giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để duy trì, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. DongA Bank cho biết đã chủ động cung cấp những giải pháp tài chính toàn diện, phục vụ nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp với mức phí ưu đãi.

Sau 6 tháng triển khai chương trình với 7 đợt ký kết, DongA Bank đã hỗ trợ 54 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP HCM với tổng hạn mức vốn vay ưu đãi lên đến 3.866 tỷ đồng. Kết quả thực hiện thực tế này gấp 3 lần so với kế hoạch đề ra đầu năm.

Minh Trí
Theo: vnexpress



400.000 đồng mua được 100.000 tỷ đôla Zimbabwe

(Vay thế chấp) - Không có giá trị thanh toán tại Việt Nam nhưng với mệnh giá lên tới đơn vị nghìn tỷ, đồng đôla Zimbabwe đang được khá nhiều người thích sưu tập tiền lạ săn lùng.

Cuối năm 2008, lạm phát phi mã tại Zimbabwe đã lên tới 231 triệu phần trăm. Lương hưu, lương nhân công và các khoản đầu tư gần như không có giá trị, phần lớn trường học, bệnh viện phải đóng cửa và ít nhất 80% người dân mất việc. Cũng chính vì thế đồng tiền Zimbabwe mất giá trầm trọng, người dân nơi này phải chở cả xe tiền mỗi khi đi chợ.

Đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe tuyên bố sẽ bỏ dần nội tệ và chính thức hóa hệ thống đa tiền tệ đã áp dụng từ thời lạm phát phi mã. Ngoài ra, theo báo chí thế giới, ngân hàng nước này đang lên kế hoạch thu hồi đồng nội tệ. Điều này khiến cho đôla Zimbabwe lại trở nên khan hiếm. Tại Việt Nam, đồng tiền này cũng đang hút hàng và được giới kinh doanh ưa chuộng nhập về phân phối.


Là người có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh tiền độc, lạ, anh Nguyễn Tấn Tài ở quận 1 (TP HCM) cho biết, nếu 2 năm trước 120.000 đồng Việt Nam mua được đồng tiền 100.000 tỷ Zimbabwe thì từ 2015 giới nhập loại tiền này về bắt đầu tăng giá lên khoảng 200.000 đồng. Tại cửa hàng của anh, đồng đôla Zimbabwe có mệnh giá "khủng" cũng đang được bán với 350.000-400.000 đồng .

“Số lượng loại tiền này đang rất hạn chế. Nếu Tết 2014 tôi bán vài trăm tờ có mệnh giá 100.000 tỷ thì năm nay số lượng nhập về rất ít. Tới thời điểm này tại cửa hàng chỉ còn khoảng 50 tờ”, anh Tài nói.

Anh Tài cũng cho biết, thời gian gần đây, khá nhiều khách muốn sở hữu đồng tiền này, tuy nhiên, số lượng càng ngày càng hiếm nên thời gian tới có thể còn tăng giá tiếp. Hiện nay, ngoài tờ 100.000 tỷ thì tại cửa hàng của anh Tài còn bán loại 20.000 - 40.000 - 50.000 tỷ đôla Zimbabwe với giá 120.000-150.000 đồng. “Tờ 20.000 tỷ đôla Zimbabwe đang bán rất chạy. Hiện tại tôi cũng chỉ còn khoảng 20-30 tờ. Đây là loại khó nhập, đa phần nhờ người quen xách tay về”, anh Tài nói thêm.

Xác nhận nguồn cung đôla Zimbabwe không nhiều như những loại khác, trong khi nhu cầu khá lớn, anh Đích, chủ kinh doanh cửa hàng tiền độc, lạ tại quận Gò Vấp cho biết, cửa hàng anh cũng chỉ còn khoảng 20 tờ trị giá 100.000 tỷ và 70 tờ các mệnh giá 20.000 và50.000 tỷ đôla Zimbabwe.

“Từ khi có thông báo thu hồi loại tiền của Ngân hàng Trung ương Zimbabwe, nguồn cung từ các đầu mối ở nước ngoài không còn được đều đặn như trước, đặc biệt là những mệnh giá đẹp”, anh Đích nói để giải thích cho việc giá bán đồng tiền này không ngừng tăng lên thời gian qua.

Nếu trước đây giá một tờ 100.000 tỷ đôla Zimbabwe tại cửa hàng anh chỉ 70.000 đồng thì 2014 tăng lên 120.000 đồng và nay là 400.000 đồng. Còn đối với mệnh giá 20.000 và 50.000 tỷ đang có giá lần lượt 120.000, 150.000 đồng.

Tại Hà Nội, thị trường cũng sôi động. Một chủ cửa hàng cho biết sau dịp Tết 2015 và nhất là vài ngày trở lại đây lượng khách hỏi mua loại tiền Zimbabwe mệnh giá lớn gia tăng. Mỗi ngày anh cũng bán được cả chục tờ tiền này với nhiều mệnh giá khác nhau. Nếu khách mua thời điểm trước chủ yếu để tặng quà hoặc mừng tuổi thì nay họ mua sưu tầm.

Chính vì sự hấp dẫn về mệnh giá của đồng tiền này cũng như ý nghĩa may mắn nên ngoài các cửa hàng ở Hà Nội và TP HCM, trên các website rao vặt mặt hàng này cũng được rao bán rầm rộ với giá khá ưu đãi từ 100.000 đến 120.000 đồng một tờ mệnh giá 100.000 tỷ đô la Zimbabwe.

Đây là mức giá rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng, tuy nhiên, theo nhiều chủ website, giá đó đã được niêm yết cách đây 2-3 tháng, tới thời điểm này lượng hàng khan hiếm nên mức giá đã không còn rẻ như trước mà sẽ tùy theo thương lượng của người mua và bán.

Hồng Châu

Phó tổng giám đốc Vietcombank làm đại diện vốn tại VCBS

(Vay thế chấp) - Ông Phạm Thanh Hà, Phó tổng giám đốc Vietcombank sẽ làm người đại diện vốn của Vietcombank tại Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) thay cho ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Vietcombank.

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (mã VCB-HoSE) đã ban hành quyết định số 607/QĐ-VCB-TCCB&ĐT ngày 09/06/2015 về việc thay đổi đại diện vốn Vietcombank tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS).


Theo đó, ông Phạm Thanh Hà - Phó tổng giám đốc VietcomBank sẽ làm đại diện vốn Vietcombank tại Công ty TNHH Chứng khoán VCB (VCBS) và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên VCBS thay ông Phạm Quang Dũng. Quyết định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2015.
Được biết, cựu Chủ tịch của VCBS, ông Phạm Quang Dũng cũng đang đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại VietcomBank như Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vietcombank, Chủ tịch Hội đồng thành viên VCBS và Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty liên doanh Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF).

Đầu năm 2015, VCBS vừa phát hành thành công 300 tỷ đồng trái phiếu trơn cho 86 nhà đầu tư cá nhân với thời hạn 2 năm. Công ty này cũng lên kế hoạch tiếp tục phát hành trái phiếu cho các đợt sau, dự kiến đợt phát hành tiếp theo sẽ thực hiện vào cuối quý II/2015 với khối lượng khoảng 200 – 300 tỷ đồng. VCBS cũng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng từ 700 tỷ đồng hiện nay - ngay trong năm 2015.

Thùy Liên
Theo báo đầu tư

Nới hạn mức vay tín chấp: Nông dân có ồ ạt vay vốn?

(Vay thế chấp) - Dự báo, việc Chính phủ ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP nới hạn mức cho vay tín chấp trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ khiến tín dụng nông nghiệp bùng nổ. Song thực tế cho thấy, để tín dụng nông nghiệp tăng mạnh, thì chỉ nới hạn mức vay tín chấp là chưa đủ.

Theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, từ ngày 25/7/2015, đối tượng được vay vốn nông nghiệp ưu đãi sẽ được mở rộng hơn, mức cho vay cũng được nâng lên gấp 1,5-2 lần. Đặc biệt, hạn mức cho vay tín chấp cũng được tăng mạnh. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất - kinh doanh nông nghiệp có thể được vay 50-100 triệu đồng (đối tượng đầu tư trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm được vay tối đa 200 triệu đồng), hộ nuôi trồng thủy sản được vay tín chấp tối đa 2 tỷ đồng. Riêng với liên hiệp HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, các ngân hàng được phép cho vay tối đa 3 tỷ đồng không cần tài sản thế chấp.

Bên cạnh đó, Nghị định 55/2015/NĐ-CP cũng khuyến khích tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ cao bằng việc cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70-80% giá trị dự án.

Với những quy định trên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hy vọng, tín dụng nông nghiệp sẽ tăng mạnh hơn trong thời gian tới, hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo số liệu của NHNN, trong 5 năm qua, tín dụng nông nghiệp đã tăng 2,5 lần, tổng tín dụng nông nghiệp hiện chiếm hơn 19% tổng tín dụng cả nước.
Thực tế, thời gian gần đây, cùng với làn sóng đầu tư vào nông nghiệp đang dần khởi sắc, nhiều ngân hàng cũng vào cuộc cạnh tranh cho vay nông nghiệp. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ngân hàng BIDV cho hay, chiến lược của BIDV trong thời gian tới là đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng cũng nhận định, nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều lợi thế nhất ở nước ta, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn còn hạn chế. Tuy biên độ lợi nhuận ở phân khúc này không cao bằng một số phân khúc khác, nhưng lại an toàn, hiệu quả hơn, nợ xấu thấp.
Theo phản ánh của nhiều ngân hàng, vướng mắc lớn nhất trong hoạt động cho vay nông nghiệp là người dân không có tài sản thế chấp, trong khi để đầu tư một trang trại hiện đại, số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đồng. Vì vậy, việc Nghị định 55/2015/NĐ-CP ra đời được kỳ vọng sẽ cởi trói cho vay nông nghiệp.
Tuy nhiên, đại diện nhiều ngân hàng cho rằng, chỉ riêng Nghị định 55 chưa đủ kích thích cho vay nông nghiệp. “Tuy nông nghiệp là lĩnh vực an toàn hơn các lĩnh vực khác, song chỉ cần 1-2 khoản nợ xấu là có khi lợi nhuận cả năm của một chi nhánh bằng không. Chính vì vậy, chúng tôi chủ yếu cho vay thế chấp”, Phó tổng giám đốc một ngân hàng TMCP chia sẻ.
Cho dù hiện có nhiều ngân hàng tham gia tín dụng nông nghiệp, song chủ yếu tập trung vào các dự án lớn, các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản. Rất ít ngân hàng tài trợ trực tiếp cho hộ nông dân làm nông nghiệp. Cho đến nay, hầu như chỉ Agribank là cho vay đến tận các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa. Các ngân hàng TMCP còn lại, dù có tham gia cho vay nông nghiệp, thì cũng chỉ bám trụ ở những thành phố lớn, thị xã, thị trấn. Cho dù Nghị định 55 có hiệu lực, rất ít ngân hàng nào dám “mạnh tay” bơm 3 tỷ đồng cho vay mà không cần thế chấp.
Song cũng có bài học cho thấy, cho vay tín chấp trong nông nghiệp, kể cả khi chưa có Nghị định 55/2015/NĐ-CP vẫn tăng trưởng mạnh, nếu có sự liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng và chính quyền địa phương mà Hà Tĩnh là ví dụ điển hình.
Ông Nguyễn Trọng Hiền, Giám đốc Agribank Chi nhánh Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, ngân hàng đã cho nhiều hộ gia đình vay tín chấp, trong đó có hộ gia đình ông Nguyễn Thái Huy (ở  xóm Tân Quang, xã Đức Lạng,  huyện Đức Thọ) vay tín chấp 3 tỷ đồng để đầu tư trang trại lợn nái.
“Ban đầu khi cho vay tín chấp 3 tỷ đồng, cán bộ tín dụng ngồi trên đống lửa, ngày nào cũng phải chạy qua trang trại để xem xét, nhưng bây giờ thì yên tâm rồi. Nếu tỉnh, huyện không vào cuộc, chúng tôi cũng chẳng dám cho vay”, ông  Hiền tiết lộ và cho biết, sở dĩ ngân hàng dám cho vay, bởi UBND huyện đứng ra cam kết sẽ bao tiêu sản phẩm trong 5 năm đầu, UBND tỉnh cam kết sẽ tài trợ 3 tỷ đồng, nếu sau khi nghiệm thu thấy trang trại đạt tiêu chuẩn.
Thực tế trên cho thấy, để thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, thì việc nới hạn mức tín chấp là chưa đủ, mà cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương và doanh nghiệp.
Thùy Liên

Sàn UPCoM dần “đắt khách”

(Vay thế chấp) - Từ đầu năm đến nay, đã có gần 30 doanh nghiệp đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014. Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, cùng với sự cải thiện các điều kiện giao dịch và thực hiện theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg, số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM sẽ còn tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2015.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó tổng giám đốc HNX chia sẻ, thời gian tới, HNX sẽ có nhiều giải pháp hỗ trợ giao dịch trên thị trường UPCoM. Thứ nhất, HNX đã kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và Bộ Tài chính nới rộng biên độ dao động giá lên 20%.

Thứ hai, HNX sẽ tiến hành phân nhóm cổ phiếu dựa trên mức vốn điều lệ, phân khúc thị trường để nhà đầu tư thuận tiện hơn trong giao dịch. Việc này nếu không gì thay đổi thì có thể áp dụng ngay từ đầu tháng 7.


Thứ ba là thông tin của doanh nghiệp đăng ký trên sàn UPCoM cũng sẽ cải thiện theo hướng minh bạch hơn thông qua hệ thống công bố thông tin CMS của Sở. Đồng thời, thủ tục, thời gian chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu cũng sẽ cố gắng giảm thiểu để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Theo HNX, số doanh nghiệp nộp hồ sơ xin đăng ký giao dịch trên HNX đang ngày một tăng. Ngày 10/6 vừa qua, Sở đã tổ chức lễ khai trương giao dịch cổ phiếu DDV của CTCP DAP -VINACHEM, cổ phiếu thứ 28 giao dịch trên sàn UPCoM trong năm 2015, với tổng giá trị đăng ký giao dịch đạt 1.400 tỷ đồng. DDV cũng là cổ phiếu thứ 8 thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM sau khi IPO theo Quyết định 51. Trước đó, DDV đã bán đấu giá thành công hơn 30 triệu cổ phần.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Tổng giám đốc DDV cho biết, thực hiện Quyết định 51, Công ty đã đưa cổ phiếu vào đăng ký giao dịch sau khi cổ phần hóa, việc đưa cổ phiếu vào giao dịch sẽ giúp Công ty hoạt động công khai, minh bạch hơn.

Về phía HNX, ông Nguyễn Anh Phong, Phó tổng giám đốc HNX cam kết, Sở sẽ tạo mọi điều kiện, cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ DDV tham gia thị trường UPCoM một cách hiệu quả.

“HNX hy vọng, Công ty sẽ đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch hóa trong quản trị doanh nghiệp, góp phần tạo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cổ đông và các nhà đầu tư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời mở ra cơ hội tiếp cận chuẩn mực quản trị doanh nghiệp hiện đại”, ông Phong nói.

Trên thực tế, có những doanh nghiệp đã cổ phần hóa gần 10 năm nay vẫn đang ở “ngoài sàn”, chẳng hạn CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Vinacomin (ITASCO). Mặc dù vậy, tuân thủ các quy định tại Quyết định 51 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 01/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, ĐHCĐ năm 2015 của Itasco đã thông qua chủ trương đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM trong năm 2015, đồng thời ủy quyền cho HĐQT chủ động hoàn tất các thủ tục, hồ sơ cần thiết liên quan để lên sàn trong năm nay. Một số doanh nghiệp khác chia sẻ, đang hoàn tất thủ tục để thực hiên đăng ký giao dịch theo đúng quy định.

Bà Lan cho biết, hiện thanh khoản của sàn UPCoM đã tăng đáng kể. 5 tháng đầu năm 2015, giá trị giao dịch tăng khoảng 10 lần so cùng kỳ năm ngoái, với hơn 180 doanh nghiệp đăng ký trên UPCoM. Bên cạnh việc thúc đẩy doanh nghiệp lên sàn UPCoM, HNX đang phối hợp với các CTCK và công ty tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện đăng ký đấu giá và đưa cổ phiếu lên sàn. Sở cũng đang nỗ lực phối hợp với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước triển khai thực hiện Quyết định 51 thông qua việc ký thỏa thuận hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty như SCIC, Vinalines, VNPT… trong hoạt động thúc đẩy các doanh nghiệp đấu giá cổ phần và tham gia TTCK.

Theo Baodautu.vn

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Phát triển thương hiệu doanh nghiệp

(Vay thế chấp) - Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài sẽ diễn ra khốc liệt hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc xây dựng chiến lược sản phẩm, phát triển thương hiệu, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Xây dựng thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng, đánh giá mức độ thành công và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở nước ta vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo thống kê, 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trong nước thiếu chiến lược phát triển thương hiệu. Một số doanh nghiệp đã chú ý đến xây dựng thương hiệu cho mình nhưng hiệu quả chưa cao, vì thiếu năng lực tài chính, trong khi, chưa xác định đúng tầm quan trọng nên chỉ dành lượng kinh phí nhỏ cho hoạt động xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp cũng chưa có tầm nhìn dài hạn mà thường chỉ đầu tư tập trung vào một số thời điểm nhất định.


Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, các doanh nghiệp trong nước còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn. Bởi tới đây, theo tiến trình giảm thuế mà nước ta cam kết thực hiện khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), nếu không tận dụng tốt, các doanh nghiệp của nước ta không chỉ mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, mà ngay thị trường nội địa cũng khó có thể giữ vững. Lấy ví dụ đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi, giống, thuốc thú y và sản phẩm đầu ra của nước ta chủ yếu bị khống chế bởi các doanh nghiệp nước ngoài; ngành nông nghiệp với các mặt hàng thịt gà, lợn, bò... lại là ngành lợi thế của Hoa Kỳ hoặc mặt hàng đường là thế mạnh của Australia. Do đó, giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu vào nước ta với giá cả cạnh tranh sẽ gia tăng. Hệ quả tất yếu là thị phần hàng hóa liên quan trong nước sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh gay gắt.

Ngoài ra, vấn đề sở hữu trí tuệ đối với ngành dược phẩm là rất cao. Bởi các hiệp định đều nâng cao mức độ bảo hộ sáng chế và mức độ bảo hộ dữ liệu thử nghiệm cho dược phẩm và nông hóa phẩm. Điều này được cho là sẽ cản trở lớn đối với các doanh nghiệp dược phẩm trong nước cạnh tranh với các hãng dược phẩm nước ngoài. Do đó, nếu doanh nghiệp không xây dựng được thương hiệu cho riêng mình sẽ khó cạnh tranh.

Vậy giải pháp nào để doanh nghiệp có thể phát triển và bảo hộ thương hiệu trong quá trình hội nhập quốc tế? Các chuyên gia cho rằng, trước hết, doanh nghiệp cần thực hiện ngay việc đăng ký bảo hộ và quảng cáo cho nhãn hiệu. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng các nguyên tắc ưu tiên, nguyên tắc bảo hộ độc lập của Công ước Paris là chỉ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên địa phận quốc gia cấp bằng này. Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký chứng nhận nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, thì có thể sử dụng Nghị định thư liên quan Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa để bảo vệ quyền lợi và thương hiệu của mình... Doanh nghiệp cũng cần cần liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa với các đơn vị khác để khai thác tốt nguồn khách hàng, giảm thiểu mọi chi phí không cần thiết, từ đó, phát triển doanh nghiệp và thương hiệu trên thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thông tin về thị trường; cũng như là hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực xây dựng chiến lược về thương hiệu thông qua các chương trình đào tạo. Cần tăng cường quản lý kiểm soát các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng cho sản phẩm, đặc biệt là đối với sản phẩm nông sản; cũng như, hỗ trợ cho doanh nghiệp tuyên tuyền cho chính thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Đồng thời, phải có chiến lược huy động nguồn lực xã hội để đầu tư toàn diện về mọi mặt nâng cao tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; cũng như, nới lỏng hơn khung pháp lý liên quan đến chi phí trong công tác truyền thông, marketing...

Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Phó tổng thư ký - Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia Đỗ Kim Lang cho biết, đứng trước những thách thức từ quá trình hội nhập, thời gian tới Chương trình Thương hiệu quốc gia sẽ đẩy mạnh việc xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển thương hiệu thông qua việc phối hợp các chương trình và hoạt động tương đồng về mục tiêu và nội dung do các bộ, ngành thực hiện, qua đó tạo lập cơ chế chính sách đồng bộ và sử dụng nguồn lực hiệu quả. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn và thông tin nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, phát triển xuất khẩu, mở mang thị trường nội địa làm nền tảng để xây dựng thương hiệu. Tăng cường quảng bá Chương trình và các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các sự kiện thương mại quốc tế ở trong nước và nước ngoài, kết hợp tuyên truyền ý thức người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam.

Theo daibieunhandan.vn

Hội nhập là dịp để “xốc lại” thị trường

(Vay thế chấp) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sau phiên chất vấn Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng ngày 12/6.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ Công Thương và các ngành liên quan cần tham mưu để tổ chức tái cơ cấu lại thị trường trên tinh thần thấy hết được cơ hội và khó khăn.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng gợi mở, nước ta đã mở cửa hội nhập và đang mở cửa hội nhập sâu hơn, đây là dịp để xốc lại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức, cơ cấu lại thị trường, làm cho từng người dân, từng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải nắm chắc vận hội và khó khăn…


Theo Chủ tịch Quốc hội, cần làm cho thị trường thông suốt từ sản xuất đến lưu thông, phân phối tới tiêu dùng; thị trường phải khoa học, linh hoạt, nhanh nhạy, loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, có sản phẩm đủ sức cạnh tranh đến được người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, cũng cần phân tích thị trường trong nước, thị trường ngoài nước, thị trường sản phẩm, thị trường lĩnh vực để từ đó có mô hình khác nhau trong việc sản xuất lưu thông sản phẩm.

Về công nghiệp hỗ trợ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Quốc hội đã có chủ trương, do vậy cần tạo sự chuyển biến mạnh trong phát triển công nghiệp hỗ trợ với sự tham gia của Nhà nước, nếu cần thiết có thể ban hành Nghị đinh về công nghiệp hỗ trợ hoặc lâu dài hơn có thể ban hành Luật thay thế.

Nhấn mạnh về điều hành giá điện, xăng dầu, theo Chủ tịch Quốc hội, đây là hai mặt hàng cốt yếu của nền kinh tế nên trong điều hành giá phải tạo sự minh bạch, minh bạch các yếu tố chi phí và giá bán.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã hoàn thành phần trả lời chất vấn với tinh thần nắm sâu và có những giải pháp sát sao.

Theo chinhphu.vn


Sử dụng quỹ ngoại hối: Chính phủ chưa có chủ trương

(Vay thế chấp) - Phó Thủ tướng cho hay, Chính phủ mới thảo luận và đưa ra bộ khung chính sách, một định hướng nghiên cứu, chứ chưa phải là chủ trương phải sử dụng quỹ ngoại hối.

Có tăng trưởng tốt, thì mới có khả năng trả nợ

Là đại biểu duy nhất bấm nút chất vấn Phó Thủ tướng về nợ công, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) đã hỏi: “Chính phủ đã và sẽ triển khai biện pháp cụ thể gì để đem lại sự an toàn, sự an dân và an toàn nợ công?”.

Cụ thể, theo đại biểu Ngân, dù tại Kỳ họp họp thứ 8 cuối năm 2014, Thủ tướng Chính phủ có một báo cáo, giải trình rất chi tiết về nợ công, nhưng khi tiếp xúc cử tri, thì cử tri vẫn rất lo lắng về sự an toàn nợ công. Cho dù Chính phủ báo cáo nợ công tuy cao và tăng nhanh, nhưng vẫn nằm trong mức giới hạn an toàn theo nghị quyết của Quốc hội.


“Vậy, vì sao có sự lỗi nhịp trong suy nghĩ về nợ công ở nước ta hiện nay? Chính phủ đã và sẽ triển khai biện pháp cụ thể gì để đem lại sự an toàn, sự an dân và an toàn nợ công?”, đại biểu Ngân hỏi.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Ngân, Phó Thủ tướng cho rằng, thực ra vấn đề luôn tranh cãi tỷ lệ nợ công trên GDP của các nước là phổ biến.

“Điều quan trọng nhất của nợ công chính là khả năng vay và khả năng trả nợ như thế nào và hiệu quả khoản vay rất quan trọng chứ không phải chỉ đơn thuần là một tỷ lệ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, do nhu cầu phát triển, đặc biệt là phát triển hạ tầng, Việt Nam đã có mức tăng tỷ lệ nợ công cao hơn tăng tỷ lệ GDP.

Đến nay, tỷ lệ nợ công ở mức 60% GDP và giới hạn mà Quốc hội cho phép là 65% GDP.

Trong điều kiện kinh tế chưa phục hồi một chủ trương lớn đặt ra đó là Chính phủ rất thận trọng trong việc mở rộng các khoản này. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 02 vừa qua với một số biện pháp để đảm bảo nợ công.

“Ví dụ, tăng cường quản lý chi tiêu công, nhất là các khoản vay mới gắn với dự án cụ thể, cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng vay dài hạn, giảm áp lực trong ngắn hạn, tăng vay trong nước, giảm nợ nước ngoài, vay ODA ngoài nước với lãi suất thấp, thì bình quân của chúng ta hiện này là trên 1,6 một năm, chú ý sự ràng buộc với các đối tác ODA nhất là những hiệp định song phương, quản lý chặt chẽ các khoản vay, có bảo lĩnh của Chính phủ tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát và đặc biệt là thu đủ nợ”, Phó Thủ tướng nói.

Điều rất quan trọng là Chính phủ tiếp tục duy trì, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đây là căn cơ nhất.

Vì, có tăng trưởng tốt, thì mới có khả năng trả nợ và tăng thu ngân sách, môi trường đầu tư tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả tạo nên môi trường đầu tư tốt, hệ số tín dụng cao thì vay mới dễ được.

“Ví dụ, GDP chúng ta hiện nay 180 tỷ đồng nếu phát triển tốt lên 360 tỷ đồng, thì sẽ vay được bao nhiêu trong trần mà Quốc hội cho phép? Yêu cầu đặt ra chính là môi trường và tăng trưởng của chúng ta như thế nào?”, Phó Thủ tướng đặt giả thiết.

Không tùy tiện sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối

Về vấn đề sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối, Phó Thủ tướng cho hay, Chính phủ mới thảo luận và đưa ra bộ khung chính sách, một định hướng nghiên cứu,chứ chưa phải là chủ trương phải sử dụng quỹ ngoại hối.

“Vấn đề sử dụng quỹ ngoại hối như thế nào, xem xét tác động toàn diện của nó như thế nào? Cụ thể với kinh tế vĩ mô, với lạm phát, với niềm tin chính sách của nhân dân, không có sự sử dụng tùy tiện trong vấn đề này”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Bởi, quỹ ngoại hối đồng thời thể hiện sự hùng mạnh của nền kinh tế, cũng như dùng để can thiệp thị trường ngoại tệ khi cần phục vụ điều hành chính sách tiền tệ.

“Chúng ta đang rất công khai, khoảng trên 35 tỷ USD, đó là cố gắng rất lớn. Nhưng, 35 tỷ USD Mỹ tương đương với trên 12 tuần nhập khẩu, không phải là quá lớn. Cho nên việc sử dụng này chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu, nhất là các nhà nghiên cứu kinh tế để làm sao sử dụng quỹ này hiệu quả nhất, tốt nhất, để phục vụ cho chính sách vĩ mô, đặc biệt là can thiệp thị trường ngoại tệ khi cần thiết”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo kinhtevadubao.vn

Không nên quá lo lắng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

(Vay thế chấp) - Chúng ta không phải cổ phần hóa bằng mọi giá, nên không cần quá lo lắng vấn đề này. Tuy nhiên cũng phải đề phòng thất thoát tiêu cực trong quá trình cổ phần hóa. Quyết tâm phải làm, nhưng phương án phải quyết liệt, cụ thể.

Đây là ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi trả lời chất vấn của ĐB Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) trong phiên chất vấn ngày 13/6.

Quyết tâm, nhưng không nên quá lo lắng

ĐB Trần Du Lịch cho biết, tới thời điểm này chúng ta còn 6 tháng 17 ngày là kết thúc kế hoạch 5 năm (2011 - 2015). Trong kế hoạch này, một trong những nhiệm vụ ưu tiên tái cấu trúc là doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, tổng công ty. “Chúng tôi ghi nhận Chính phủ rất nhiều nỗ lực trong thực hiện cổ phần hóa. Nhưng tới thời điểm này chúng ta còn 289 doanh nghiệp Nhà nước toàn là “xương xẩu”, chưa thể cổ phần hóa được. Như vậy liệu chúng ta hoàn thành không? Hậu cổ phần hóa, mục tiêu chúng ta nâng doanh nghiệp lên và sử dụng phần thoái vốn nhà nước như thế nào?”, ĐB nêu câu hỏi.

Trả lờiĐB Trần Du Lịch,Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Nghị quyết Trung ương 3, Khóa XI, đã nêu kết luận về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcvà Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt vấn đề này, cơ bản thực hiện đúng mục tiêu.

Phó Thủ tướng phân tích thêm, trong báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng cũng có chỉ đạo phấn đấu để cổ phần hóa 289 doanh nghiệp. Nhưng vấn đề này cũng phụ thuộc vào thị trường chứng khoán, vào sự phát triển đi lên của nền kinh tế mới có thể cổ phần hóa được. Cho nên nếu bán cho doanh nghiệp, bán cho SCIC hay cho cán bộ công nhân viên thì dễ, nhưng bán cổ phần đại chúng thành côngthì phải theo thị trường và sự sôi động của thị trường.

“Nhưng chúng tôi đang cố gắng làm hết sức mình để thực hiện chủ trương 289 doanh nghiệp này trong thời gian tới. Chúng ta cũng phải nói rằng 'Không quá lo lắng vấn đề này', chúng ta không phải cổ phần hóa bằng mọi giá. Chúng ta cũng phải đề phòng thất thoát tiêu cực trong quá trình cổ phần hóa. Quyết tâm phải làm, nhưng phương án phải quyết liệt, phải vẫn cụ thể”, Phó Thủ tướng nói.


Tiền thu về từ cổ phần hóa làm gì?

Cũng liên quan tới vấn đề được ĐB Trần Du Lịch chất vấn là "sử dụng phần vốn nhà nước hậu cổ phần hóa thế nào?", Phó Thủ tướng cho biết, theo Nghị quyết Trung ương 3, khóa IX, trước hết là giải quyết chế độ cho công nhân viên là rất quan trọng. Thứ hai là hỗ trợ cho doanh nghiệp khó khăn về tài chính để phục vụ tái cơ cấu. Thứ ba là dùng vào lĩnh vực đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Ba việc này sẽ được triển khai trong quá trình sử dụng tiền cổ phần hóa một cách đúng mục đích, đúng quy định của Đảng, Nhà nước.

Về tỷ lệ nắm giữ vốn của Nhà nước sau cổ phần hóa, Phó Thủ tướng thẳng thắnchorằng: việc nắm giữ 5% vốn thì Nhà nước không muốn nắm giữ, nhưng một là bán không được, hoặc bán không có lợi, nên Nhà nước phải tham gia.

“Tôi xin nói lại là có thể bán không được hoặc đang rà soát lại. Chúng tôi cam kết đôn đốc bàn giao SCIC để thoái vốn cần thiết. Ý này tôi cho là ý góp phần vào chủ trương rất lớn trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng khẳng định lại.

“Bây giờ tôi nói ví dụ như xung quanh việc cổ phần hóa, có đồng chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ở đây, 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn có cần cổ phần hóa để tư nhân chi phối không? Nếu tư nhân chi phối chúng ta điều hành chính sách tiền tệ bằng công cụ gì? Cho nên Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Nhưng, chúng tôi đồng ý tỷ lệ thấp còn lại như vậy, Nhà nước sẵn sàng bán lô lớn để nhà đầu tư tham gia điều hành doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng phân tích thêm.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn


Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Gỡ nút thắt thủ tục và tài sản thế chấp

(Vay thế chấp) - (Tài chính) Chiếm đến 97% số doanh nghiệp (DN) hoạt động trên thị trường, đóng góp hơn 40% GDP và sử dụng tới 51% lao động xã hội, song việc tiếp cận vốn của DN nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn nan giải, khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh của khối này vẫn chưa đạt hiệu quả.

Theo các chuyên gia, cần có sự đối xử công bằng và gỡ những rào cản về thủ tục pháp lý, yêu cầu về tài sản thế chấp phù hợp với năng lực DNNVV thì mới giúp mở lối tín dụng cho khối này.

Vướng từ thủ tục

Theo ông Andrew Terry - GS. chuyên ngành quy chế kinh doanh thuộc Đại học Sydney (Australia), tại các thị trường mới nổi có đến 45 - 55% DNNVV không tiếp cận được với các khoản vay thế chấp chính thức, đối với các DN siêu nhỏ (hộ gia đình) tỷ lệ này lên đến 65 - 72%. Tuy nhiên, tại Việt Nam, con số này còn đáng lo ngại hơn khi chỉ có 30% DNNVV tiếp cận được vốn vay, còn lại 70% DN phải sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ các nguồn khác.

Tiếp cận vốn vay là một trong những rào cản hàng đầu hiện nay mà DNNVV phải đối mặt. Theo ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam (VINASME), mặc dù Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho khối này như bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ tín dụng, nhưng trên thực tế chỉ có một số lượng nhỏ DN được thụ hưởng các chính sách này, còn phần lớn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Điều đáng chú ý là tuy chỉ có một tỷ lệ nhỏ các DNNVV tiếp cận được các nguồn vốn vay từ ngân hàng, song phần nhiều trong số này vẫn phải chịu mức lãi suất cao (từ 15 - 18%).

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, ngoài các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vay vốn nói chung, DNNVV còn được hưởng các chính sách ưu đãi riêng. Theo đó, có khoảng 30% nguồn vốn tín dụng hàng năm chảy vào các DNNVV, song theo đánh giá của các chuyên gia, con số này không "thấm tháp" vào đâu so với nhu cầu phát triển của khối DNNVV.

Việc khó tiếp cận vốn vay, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua càng khiến cho các DNNVV dễ tổn thương hơn, khi số lượng DN giải thể, ngừng hoặc tạm ngưng hoạt động tăng cao. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một trong hai nguyên nhân chính khiến cho DN phải ngừng hoạt động là do không tìm được đầu ra sản phẩm và DN không vay được vốn.

Một trong những trở ngại lớn nhất khiến cho DNNVV khó tiếp cận vốn, theo VINASME, là do thủ tục vay, khi có đến 55% DN cho rằng hồ sơ vay vốn phức tạp, yêu cầu quá cao; 50% gặp trở ngại do những yêu cầu về tài sản thế chấp, như thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp như sử dụng hàng trong kho, các khoản thu…; và có đến 80% DNNVV cho rằng tỷ lệ lãi suất hiện nay chưa phù hợp, điều kiện vay vốn chưa phù hợp với DNNVV. Thực tế này dẫn đến, nhiều DNNVV luôn trong tình trạng thiếu vốn, gây trở ngại lớn cho hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, khi DN gặp rất nhiều sức ép về thị trường tiêu thụ, hàng tồn kho tăng cao.
Công bằng với DNNVV

DNNVV có sự phát triển khá nhanh, song ông Kiêm cho rằng do chưa được chuẩn bị một cách đầy đủ về kỹ năng, năng lực và kiến thức kinh doanh, nên việc tiếp cận và sử dụng vốn còn nhiều hạn chế. Còn theo bà Hà Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, không chỉ tiêu chí xác định DNNVV hiện chưa rõ ràng, thống nhất, gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong thẩm định và áp dụng cơ chế cho vay, mà các chính sách bảo lãnh vốn vay hiện vẫn chưa hiệu quả, khi các thủ tục còn nhiều bất cập, chưa thông thoáng.

Với các tổ chức tín dụng, do chịu áp lực lớn trong trong cân đối nguồn vốn, trong khi việc thẩm định dự án, phương án sản xuất - kinh doanh của DNNVV gặp nhiều khó khăn do quy mô hoạt động nhỏ, sản xuất không ổn định, lại thiếu tài sản thế chấp, nên đây là lý do phổ biến khiến các DN bị từ chối các khoản vay.

Tuy nhiên, ở góc độ khác ông Sergio Arzenri - Giám đốc Trung tâm OECD vì sự phát triển của doanh nhân, DNNVV, lại cho rằng DNNVV hiện đang bị đối xử bất bình đẳng với các DN lớn. Trong khi khối này phải trả thuế gấp 6 lần so với DN lớn, các giao dịch thương mại cũng hiệu quả hơn do tính linh động trong mô hình hoạt động, song phần lớn các ưu đãi, hay cơ chế bảo lãnh tín dụng lại chỉ có các DN lớn được hưởng. Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ và nâng cao sức cạnh tranh cho DNNVV để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, ông Sergio cho rằng các chính sách hỗ trợ cần được thực thi và được đo lường hiệu quả tác động, trong đó gỡ nút thắt về tài sản đảm bảo, xử lý các khoản nợ xấu là yêu cầu cần thiết đặt ra hiện nay.

Sự ra đời của Quỹ Bảo lãnh tín dụng đã góp phần tháo gỡ nút thắt về vốn cho DNNVV, song yêu cầu phải có tài sản thế chấp bằng ít nhất 15% giá trị các khoản vay vẫn là thách thức lớn cho DN tiếp cận vốn. Do đó, một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu là thủ tục vay vốn, bởi theo tính toán của Trung tâm OECD, nếu làm giảm thiểu 25% chi phí về thủ tục của các DNNVV, khối này có thể mang về 1% GDP cho mỗi quốc gia.

Việc tạo cơ chế hành chính thuận lợi, phù hợp với năng lực của DNNVV là cần thiết, đặc biệt với các DN có phương án doanh tốt nhưng thiếu vốn để phát triển. Ngoài ra, cần có các cơ chế bảo lãnh một phần tín dụng, đa dạng hóa điều kiện về tài sản thế chấp, mở rộng thêm các kênh huy động vốn…

Theo thoibaokinhdoanh.vn